Khống chế tỷ lệ miễn thi tốt nghiệp sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh

11/02/2014 - 23:18

PNO - PN - Ngày 10/2, trao đổi với báo chí về những vấn đề quanh các đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, dù còn nhiều ý kiến lo lắng việc giảm số môn thi (chỉ còn hai môn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khong che ty le mien thi tot nghiep se tao su canh tranh lanh manh

Thí sinh Nghệ An tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Ảnh: Nghĩa Đàn.

 Theo ông Hiển, HS muốn có hồ sơ dự tuyển ĐH tốt (gồm kết quả học tập tốt và kết quả tốt nghiệp tốt) thì không thể “học lệch” mà phải học tất cả các môn trong quá trình học, nhất là ở lớp 12. Thêm vào đó, việc sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình cũng có tác dụng giảm thiểu rủi ro đối với HS.

Ông Hiển cũng cho rằng, để góp phần khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, đề thi sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cường câu hỏi mở đối với các môn tự luận nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của HS, tránh tình trạng HS giải quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn, đoán mò, học tủ.

Nói thêm về việc khoảng 20% HS sẽ được miễn thi tốt nghiệp từ năm 2014, theo ông Hiển, trong điều kiện bệnh thành tích chưa được giải quyết triệt để và vấn đề kỷ cương, kỷ luật còn phải được tăng cường, nếu không khống chế tỷ lệ được miễn thi, có thể sẽ xuất hiện việc các trường nới lỏng khâu kiểm tra, đánh giá để có nhiều HS được miễn thi không thực chất.

Ông Hiển cho rằng, chính việc khống chế tỷ lệ sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được nghiêm túc. Việc xét miễn thi được thực hiện theo quy trình thống nhất, đảm bảo công khai, minh bạch và chịu sự giám sát từ nhiều phía (HS, phụ huynh, giáo viên, xã hội…) với các tiêu chí cụ thể, yêu cầu trách nhiệm cao của giáo viên và nhà trường. “Nếu việc kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng kết quả học tập của HS thì tỷ lệ miễn thi có thể được tăng thêm và tiến đến toàn bộ HS đạt chuẩn đều được miễn thi” - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Vinh Hiển cũng chia sẻ, việc HS thi hai môn bắt buộc (Toán và Ngữ văn) cùng với hai môn tự chọn sẽ là cơ sở tốt để các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào tuyển sinh ĐH, CĐ mà vẫn đánh giá được năng lực, sở trường, xu hướng nghề nghiệp của các em. “Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tốt, kết quả có độ tin cậy cao thì sẽ có nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Các trường ĐH, CĐ hoàn toàn tự chủ tuyển sinh trên cơ sở sử dụng kết quả của kỳ thi chung - kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập của HS và kết hợp với những hình thức bổ sung khác” - ông Hiển nói. Như vậy, việc tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ linh hoạt, nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Trong những năm trước mắt, các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở mức độ phù hợp, bên cạnh việc sử dụng với các hình thức khác như thi tuyển, phỏng vấn...

 Dung Nhi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI