Khỏe đẹp hơn mỗi ngày chỉ với một thay đổi nhỏ

15/10/2021 - 12:26

PNO - Giảm cân và giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn là hai trong số những lợi ích của việc giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Việc giảm thịt trong những bữa ăn thực sự có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, từ đó bạn có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng và làn da cũng trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, những lợi ích này còn phụ thuộc vào những loại thực phẩm khác và loại thịt bạn hạn chế.

Dưới đây là những lợi ích tiềm năng của việc cắt giảm hoặc không ăn thịt và một vài mẹo giúp bạn lên thực đơn cho chế độ ăn ít thịt nhưng vẫn đảm bảo đủ chất.

Hỗ trợ sức khỏe tổng thể và kiểm soát cân nặng Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay - loại trừ thịt và chế độ ăn thuần chay - loại trừ tất cả các sản phẩm động vật, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều thực vật hơn giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với chế độ ăn nhiều thịt động vật.   Những lợi ích sức khỏe của việc hạn chế thịt và ăn nhiều thực vật hơn có thể bắt nguồn từ việc hấp thụ nhiều hơn các hợp chất có trong các loại hạt và rau củ quả, bao gồm: chất chống oxy hóa, chất xơ, một số vi chất dinh dưỡng khác.  Ngoài ra, những người thực hiện chế độ ăn chay có xu hướng tiêu thụ ít calo hơn và ít chất béo hơn. Tuy nhiên, khấu phần ăn ít thịt nhưng lại thay thế bởi thực phẩn chế biến sẵn hoặc chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế hoặc muối sẽ không giúp ích gì cho quá trình giảm cân. Điều này đúng ngay cả khi những thực phẩm chế biến sẵn có nguồn gốc từ thực vật. Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý là chế độ ăn thuần chay, ăn chay có thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết chủ yếu có trong các loại thực phẩm từ động vật. Vì vậy, bạn cần lên chế độ ăn chay với các loại thực phẩm bổ sung giúp cung cấp đủ vitamin B12, kẽm, canxi, sắt và axit béo omega-3.

Hỗ trợ sức khỏe tổng thể và kiểm soát cân nặng

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay - loại trừ thịt và chế độ ăn thuần chay - loại trừ tất cả các sản phẩm động vật, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều thực vật hơn giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với chế độ ăn nhiều thịt động vật.

Những lợi ích sức khỏe của việc hạn chế thịt và ăn nhiều thực vật hơn có thể bắt nguồn từ việc hấp thụ nhiều hơn các hợp chất có trong các loại hạt và rau củ quả, bao gồm: chất chống oxy hóa, chất xơ, một số vi chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, những người ăn chay có xu hướng tiêu thụ ít calo hơn và ít chất béo hơn. Tuy nhiên, khấu phần ăn ít thịt nhưng lại thay thế bởi thực phẩn chế biến sẵn hoặc chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế hoặc muối sẽ không giúp ích gì cho quá trình giảm cân. Điều này đúng ngay cả khi những thực phẩm chế biến sẵn có nguồn gốc từ thực vật.

Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý là chế độ ăn thuần chay, ăn chay có thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết chủ yếu có trong các loại thực phẩm từ động vật. Vì vậy, bạn cần lên chế độ ăn chay với các loại thực phẩm bổ sung giúp cung cấp đủ vitamin B12, kẽm, canxi, sắt và axit béo omega-3.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim Một trong những khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất của chế độ ăn chay là lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu gây tranh cãi đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa, chủ yếu được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm động vật, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Có rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề này. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tiết chế lượng thịt có chứa nhiều chất béo bão hòa như: Thịt ba rọi, lạp xưởng, xúc xích,… Thịt đã qua chế biến cũng rất giàu natri, có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn có thể cân nhắc chọn các loại thịt có ít chất béo bão hòa hơn có thể kể đến như thịt gia cầm và thịt nạc.  Hơn nữa, nguy cơ mắc bệnh tim giảm mạnh nhất đã được quan sát khi thay thế các nguồn chất béo bão hòa bằng các nguồn chất béo không bão hòa đa, chẳng hạn như cá, hạt lanh và quả óc chó.  Chế độ ăn chay không bao gồm thịt và thường giàu nguồn chất béo không bão hòa, chẳng hạn như: các loại hạt, bơ, dầu ô liu,… Những loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp chất xơ, một chất dinh dưỡng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất của chế độ ăn chay là lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu gây tranh cãi đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa, chủ yếu được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm động vật, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Có rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề này. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tiết chế lượng thịt có chứa nhiều chất béo bão hòa như: Thịt ba rọi, lạp xưởng, xúc xích… Thịt đã qua chế biến cũng rất giàu natri, có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn có thể cân nhắc chọn các loại thịt có ít chất béo bão hòa hơn có thể kể đến như thịt gia cầm và thịt nạc.

Hơn nữa, nguy cơ mắc bệnh tim giảm mạnh nhất đã được quan sát khi thay thế các nguồn chất béo bão hòa bằng các nguồn chất béo không bão hòa đa, chẳng hạn như cá, hạt lanh và quả óc chó. Chế độ ăn chay không bao gồm thịt và thường giàu nguồn chất béo không bão hòa, chẳng hạn như: các loại hạt, bơ, dầu ô liu,… Những loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp chất xơ, một chất dinh dưỡng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Có thể cải thiện sức khỏe đường ruột Vì chế độ ăn kiêng không chứa nhiều thịt thường gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và thực phẩm thực vật khác, nên chúng giúp cung cấp lượng lớn chất xơ. Trong đó, nhóm chất này cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn để sản xuất các hợp chất có vai trò chống viêm và hỗ trợ miễn dịch trong cơ thể. Vi khuẩn đường ruột cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe và bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Protein thực vật và các hợp chất có lợi được gọi là polyphenol cũng giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh.  Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy rằng chất béo và protein từ các nguồn động vật có thể thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và trở thành một trong những nguyên nhân gây bệnh tim

Có thể cải thiện sức khỏe đường ruột

Vì chế độ ăn kiêng không chứa nhiều thịt thường gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và thực phẩm thực vật khác, nên chúng giúp cung cấp lượng lớn chất xơ. Trong đó, nhóm chất này cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn để sản xuất các hợp chất có vai trò chống viêm và hỗ trợ miễn dịch trong cơ thể.

Vi khuẩn đường ruột cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư, cải thiện sức khỏe và bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Protein thực vật và các hợp chất có lợi được gọi là polyphenol cũng giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh.

Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy rằng chất béo và protein từ các nguồn động vật có thể thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và trở thành một trong những nguyên nhân gây bệnh tim

Giúp bảo vệ khỏi một số bệnh ung thư Hạn chế một số loại thịt cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích, và các loại thịt hun khói hoặc đã qua xử lý khác, có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn. Trong khi thịt gia cầm và cá không nằm trong nhóm nguyên nhân dẫn đến ung thư đại trực tràng. Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng chất béo bão hòa và các hợp chất gây ung thư được tạo ra trong quá trình chế biến thịt và nấu nướng ở nhiệt độ cao.

Giúp bảo vệ khỏi một số bệnh ung thư

Hạn chế một số loại thịt cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích, và các loại thịt hun khói hoặc đã qua xử lý khác, có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn. Trong khi thịt gia cầm và cá không nằm trong nhóm nguyên nhân dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng chất béo bão hòa và các hợp chất gây ung thư được tạo ra trong quá trình chế biến thịt và nấu nướng ở nhiệt độ cao.

Tốt hơn cho môi trường Ngoài việc mang lại lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều thực vật và ít thịt có thể tốt cho môi trường. Sản xuất thịt thường đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn, dẫn đến phát thải nhiều khí nhà kính hơn, đồng thời góp phần phá rừng và ô nhiễm ở mức độ lớn hơn so với sản xuất trái cây, rau quả và các loại thực phẩm thực vật chế biến tối thiểu khác Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu về tính bền vững của các chế độ ăn kiêng khác nhau đã kết luận rằng chế độ ăn kiêng, bao gồm ăn chay và thuần chay, có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính tới 80%, so với chế độ ăn nhiều thịt

Tốt hơn cho môi trường

Ngoài việc mang lại lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều thực vật và ít thịt có thể tốt cho môi trường. Sản xuất thịt thường đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn, dẫn đến phát thải nhiều khí nhà kính hơn, đồng thời góp phần phá rừng và ô nhiễm ở mức độ lớn hơn so với sản xuất trái cây, rau quả và các loại thực phẩm thực vật chế biến tối thiểu khác.

Một đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu về tính bền vững của các chế độ ăn kiêng khác nhau đã kết luận rằng chế độ ăn kiêng, bao gồm ăn chay và thuần chay, có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính tới 80%, so với chế độ ăn nhiều thịt

Bạn không cần phải bắt đầu ăn chay ngay lập tức để đạt được những lời ích trên nhưng chúng ta có thể cắt giảm lượng thịt tiêu thụ từ từ để cơ thể tập làm quen với chế độ ăn ít thịt, nhiều rau và trái cây hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn của mình và hạn chế một số loại gia vị không tốt cho sức khỏe như: -Thực phẩm giàu natri và chất béo không lành mạnh, như khoai tây chiên -Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế, như bánh mì trắng -Thức uống có đường, như soda, nước ngọt,… -Thực phẩm nhiều đường Và bạn cũng nên chú ý những loại thực phẩm được dán nhãn là thuần chay như nhiều dầu mỡ thì không đồng nghĩa là thực phẩm đó tốt cho sức khỏe.

Bạn không cần phải bắt đầu ăn chay ngay lập tức để đạt được những lời ích trên nhưng chúng ta có thể cắt giảm lượng thịt tiêu thụ từ từ để cơ thể tập làm quen với chế độ ăn ít thịt, nhiều rau và trái cây hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn của mình và hạn chế một số loại gia vị không tốt cho sức khỏe như:

- Thực phẩm giàu natri và chất béo không lành mạnh, như khoai tây chiên

- Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế, như bánh mì trắng

- Thức uống có đường, như soda, nước ngọt,…

- Thực phẩm nhiều đường

Và bạn cũng nên chú ý những loại thực phẩm được dán nhãn là thuần chay như nhiều dầu mỡ thì không đồng nghĩa là thực phẩm đó tốt cho sức khỏe.

Hà Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI