Khóc ròng vì đuông dừa chuyên phục vụ “đại gia” ở miền Tây

23/08/2015 - 13:09

PNO - Đuông dừa từ lâu được xem là một món ăn “đặc sản” được nhiều “đại gia” săn lùng.

Trước kia nguồn đuông dừa khá khan hiếm do hầu hết loại côn trùng này chỉ sống trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân mới bắt được và đem bán.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người dân ở miền Tây đã tự tìm ra phương pháp nuôi đuông dừa để sẵn sàng cung cấp nguồn đuông hàng ngày cho các nhà hàng.

Nuôi đuông dừa cho lợi nhuận khá cao, nhưng nuôi loài côn trùng này cũng “lợi bất cập hại” bởi đuông dừa có thể phá hoại hàng trăm hecta dừa trong một năm.

Khoc rong vi duong dua chuyen phuc vu “dai gia” o mien Tay
Vì lợi nhuận cao nên nhiều hộ dân vẫn lén nuôi đuông dừa

Nuôi đuông dừa “công nghiệp”

Người dân xứ dừa Bến Tre đều biết đuông dừa là một trong các loài làm dừa chết nhanh nhất. Tuy nhiên, người dân nơi đây bất chấp việc cấm nuôi sinh vật gây hại này, vẫn lén lút nuôi đuông dừa để bán cho các nhà hàng, thực khách vì giá đuông dừa rất cao, luôn hút hàng.

Những năm qua việc nuôi đuông dừa đã giúp không ít các hộ dân ở huyện Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Lương Hòa, Chợ Lách…, “đổi đời”.

Khoc rong vi duong dua chuyen phuc vu “dai gia” o mien Tay
Đuông dừa thường được nuôi trong thùng nhựa, thức ăn là thân, lá dừa được máy say nhuyễn bỏ vào

Để tìm hiểu về nghề đặc biệt này chúng tôi đã tìm về xã Cái Mơn, huyện Chợ Lách để được tận mắt chứng kiến kỹ nghệ nuôi đuông dừa của một số hộ dân nơi đây.

Tại đây khi hỏi về nghề nuôi đuông dừa thì ông Nguyễn Văn Bình (người dân địa phương) cho hay: “Vài năm trước thì ở đây người ta nuôi đuông khá nhiều, nhưng giờ thấy đuông dừa sổng ra phá hoại dừa của bà con nên địa phương cấm hẳn.

Chỉ còn một số người vẫn lén lút nuôi đuông dừa theo kiểu “công nghiệp” và họ cũng lén lút giấu khá kỹ. Một số người thì chuyển sang tỉnh khác có ít cây dừa để nuôi vì nơi đó không bị cấm rồi chuyển nguồn thức ăn sang”.

Hỏi về kiểu nuôi đuông dừa “công nghiệp” thì ông Bình giải thích: “Đuông dừa thường sinh sản tự nhiên trên đọt dừa, trước kia thỉnh thoảng mới bắt được đem bán.

Nhưng nay họ nhân giống nuôi số lượng lớn nên người dân ở đây gọi đó là nuôi “công nghiệp”, tức là nuôi đại trà. Nhiều người họ còn đầu tư cả máy móc để xay thức ăn cho đuông”.

Cũng theo ông Bình thì rất khó phân biệt được đuông dừa tự nhiên và đuông dừa nuôi vì chúng có đặc điểm khá giống nhau và được nuôi trong môi trường cùng nguồn thức ăn như nhau.

Có hay chăng có thể phân biệt được là đuông dừa tự nhiên thường trắng muốt hơn đuông dừa nuôi, nhưng điểm này rất khó nhận ra nếu không phải là người nuôi đuông dừa chuyên nghiệp.

Chúng tôi tìm đến nhà của ông Lê Thanh Trí (ngụ xã Cái Mơn, huyện Chợ Lách) một người đã “đổi đời” nhờ nghề nuôi đuông dừa.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trí cho hay: “Trước kia đúng là ở đây nuôi đuông dừa nhiều thật, nhưng giờ địa phương cấm nên tôi đã chuyển hầu hết số đuông ở trại mình đi sang một tỉnh khác ít dừa để nuôi, hàng tuần tôi thu mua thức ăn (lá dừa, thân dừa – PV) để chuyển sang bên đó.

Ở nhà tôi bây giờ chỉ còn gần chục thùng đuông đã gần tới ngày xuất chờ họ xuống lấy thôi. Ở mấy địa phương khác như bên xã Lương Hòa (huyện Giồng Trôm), xã Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) người ta vẫn còn lén nuôi nhiều. Còn ở đây cấm thì mình chuyển sang địa phương khác không có dừa mà nuôi thôi…”.

Khoc rong vi duong dua chuyen phuc vu “dai gia” o mien Tay
Đuông dừa là loại phá hoại, làm chết cây dừa nhanh nhất

Chia sẻ kỹ thuật để nuôi đuông dừa từ tự nhiên sang cách nuôi “công nghiệp” như người dân địa phương vẫn thường gọi, ông Trí cho biết ,ông phải mất nhiều năm nghiên cứu về kỹ thuật mới nuôi thành công.

Theo đó, nguồn đuông giống thu mua tại địa phương sau một thời gian thì ông phối giống cho đẻ và tuyển chọn giống thuần không bị nhiễm ký sinh thì số lượng đuông con (sùng và nhộng) thu hoạch mới nhiều.

“Mình phải chọn được giống tốt thì mới cho ra loại đuông con đẹp bán mới có giá. Nếu không biết tự chọn giống thì có thể mua đuông giống ở Đồng Nai, TP.HCM và các tỉnh khác, hiện nay ở đó người ta nhân giống đuông và bán khá nhiều. Giá cả thị trường hiện tại thì một con đuông giống con được bán với giá khoảng 25 nghìn đồng và kiến vương được bán khoảng 35 nghìn đồng”, ông Trí cho hay.

Cũng theo ông Trí thì một vài năm nay để chọn giống tốt một số người nuôi đuông ở Chợ Lách thường lên tận một cửa hàng bán đuông giống ở gần Bệnh viện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mua con giống.

Khoc rong vi duong dua chuyen phuc vu “dai gia” o mien Tay
Đuông dừa được xem là một “đặc sản” được nhiều đại gia săn lùng

Tuy giá đuông giống khá cao so với đuông bình thường nhưng theo ông Trí thì giống đuông ở đó khá tốt và sinh trưởng rất nhanh.

Để chúng tôi tận mắt chứng kiến mô hình nuôi đuông “công nghiệp”, ông Trí dắt chúng tôi ra xem một số thùng đuông cuối cùng còn lại ở nhà mình.

Phước Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI