PNO - Hàng ngàn người dân đã đổ ra khu vực bờ sông Sài Gòn để chiêm ngưỡng khinh khí cầu kéo quốc kỳ kích thước 1.800m2 lên bầu trời để chào mừng 2/9.
![]() |
Sáng 2/9, TPHCM triển khai chương trình thả khinh khí cầu kéo đại kỳ trong chuỗi hoạt động chào mừng lễ hội "Tết Độc lập" năm nay. |
![]() |
Khu vực thả khinh khí cầu nằm ở gần bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức). Từ sáng sớm, các tổ phụ trách thả khinh khí cầu được bố trí vào các vị trí đã sắp xếp sẵn, chờ đợi hiệu lệnh thả khinh khí cầu. |
![]() |
Lá đại kỳ 1.800m2 (dài 60m, rộng 30m) được chuẩn bị sẵn sàng, các dân quân tự vệ được huy động hỗ trợ kéo căng đại kỳ. |
![]() |
Hàng nghìn người dân có mặt từ sớm, chờ đợi hoạt động lần đầu tiên diễn ra tại TPHCM. Đưa con đi xem khinh khí cầu, chị Dung (TP. Thủ Đức) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên thành phố không bắn pháo hoa mà thả khinh khí cầu đón 2/9. Hoạt động này mới mẻ nên khá lạ lẫm, lại diễn ra vào buổi sáng nên lượng người đến cũng vắng hơn". |
![]() |
Theo đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM, thả khinh khí cầu kết hợp kéo đại kỳ là một trong những hoạt động điểm nhấn của thành phố nằm trong khuôn khổ lễ hội "Tết Độc lập" khai mạc vào sáng 2/9. |
![]() |
Có 10 khinh khí cầu với màu sắc rực rỡ, trong đó có 2 khinh khí cầu cỡ lớn dùng để kéo đại kỳ. |
![]() |
Khoảng 8g sáng, đại kỳ được hai chiếc khinh khí cầu kéo lên cao. |
![]() |
Ban tổ chức huy động thêm nhân viên, lực lượng dân quân hỗ trợ kéo căng phần bên dưới lá đại kỳ. |
![]() |
Lá đại kỳ bay phấp phới trên bầu trời. |
![]() |
Hàng trăm người tập trung phía bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) để chiêm ngưỡng hoạt động thả khinh khí cầu. |
![]() |
Nhiều người dùng điện thoại ghi lại hình ảnh đẹp. |
![]() |
Ở phía bờ sông Sài Gòn (quận 1), hàng trăm người chăm chú theo dõi quá trình đại kỳ được kéo lên cao. |
![]() |
Trong chuỗi hoạt động chào mừng lễ 2/9 còn có chương trình đội dù lượn gồm 6 chiếc trình diễn. |
![]() |
Ngoài ra còn có hoạt động đua thuyền trên sông Sài Gòn. |
Minh An
Chia sẻ bài viết: |
Tài xế xe container dừng xe chắn ngang dòng nước đang bắn xối xả vào người đi đường, nhận được mưa lời khen vì hành động đẹp.
Cuộc thi đánh trống tế được tổ chức vào dịp đầu xuân ở vùng quê lúa Nghệ An thu hút rất đông khán theo dõi và cổ vũ.
Lễ hội đánh hổ Làng La Cả đầu xuân là một nét văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất Hà Đông, Hà Nội.
Dù mưa lạnh, song hàng ngàn du khách thập phương vẫn đổ về đền ông Hoàng Mười thắp hương, “hóa vàng” cầu tài lộc trong ngày vía Thần Tài.
Giá vàng tăng cao nên nhiều người đã xếp hàng trước ngày Vía Thần tài để chờ mua được vàng.
Ngày 4/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.
Hàng vạn du khách đã đổ về Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) để tham dự Lễ hội Cổ Loa xuân Ất Tỵ 2024.