Khi trẻ bị thua thiệt

15/04/2014 - 07:45

PNO - PN - Mỗi buổi sáng đưa con đi học, tôi thật khổ sở với con khi thuyết phục cháu mặc đồng phục, nào là mặc đồng phục cho đẹp, cho cao lớn như các bạn ở lớp; mặc đồng phục sẽ biến thành siêu nhân… Thậm chí tôi còn dọa:...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đó là chuyện mặc, còn chuyện ăn, tôi dặn con khi ăn phải thật ngoan, không được ngậm hay nói chuyện: “Trẻ con nói chuyện trong khi ăn là mất vệ sinh”. Con tôi lại cự nự: “Bạn Quang Minh vừa ăn vừa nói chuyện rồi còn bưng chén cơm chạy từ bàn này sang bàn khác nhưng có bị mắng đâu”. Tôi nghiêm giọng: “Như vậy Quang Minh là học sinh chưa ngoan, bạn ấy sẽ bị mẹ bạn phạt con ạ”. Thằng bé phụng phịu: “Hôm nay bạn Quang Minh đánh con ba ạ! Bạn ấy tranh hết đồ chơi của các bạn mà không ai mắng cả”. Tôi lại tìm cách giải thích với cháu: “Như thế thì bạn Quang Minh sẽ không được phát phiếu bé ngoan vào chiều thứ Sáu đâu con”. Hôm cuối tuần, tôi đến đón con sớm hơn mọi lần và muốn được “mục sở thị” cậu bạn học của con để kiểm tra lại lời bé khẳng định hôm trước. Thật ngạc nhiên khi trông thấy Quang Minh mặc một chiếc áo ba lỗ và chiếc quần jean, tôi đoán ngay ra bé vì sự khác biệt này. Lúc học sinh ra về, cô giáo phát phiếu bé ngoan, bé nhà tôi lại nhắc: “Đấy ba thấy chưa, bạn Quang Minh vẫn được phát phiếu bé ngoan, sao ba lại bảo không được?”.

Khi tre bi thua thiet

Anh chị Giang hàng xóm nhà tôi luôn nghiêm khắc với bé Bo (sáu tuổi). Theo anh chị thì phải dạy con bằng biện pháp mạnh ngay từ khi còn bé. Một lần, có bạn hàng xóm sang chơi, bé Bo cầm gói kẹo nhưng mấy bạn xin cháu nhất định không cho, cháu bảo để dành ngày mai ăn. Ba của Bo thấy vậy đã cầm cả gói kẹo ném ra cổng. Thằng bé khóc òa, ngay sau đó lại bị ba cho một trận đòn. Lần khác, trong lúc Bo đang chơi thì em gái chạy đến giành đồ chơi, Bo không cho nên bé gái khóc, mách mẹ. Mẹ cháu mắng Bo không biết nhường nhịn em. Bo cãi lại: “Đây là đồ của bạn Thế Anh cho con”. Đang bực, chị liền lấy roi quất liên tục vào mông cháu. Bé Bo luôn tỏ ra sợ hãi, thậm chí còn không dám chơi với em. Những đồ chơi ba mẹ mua về cháu cũng chẳng hào hứng. Có lần Bo mách với tôi rằng đó là đồ chơi chỉ dành cho em gái cháu.

Dù vô tình hay cố ý thì những ứng xử thiếu công bằng của người lớn đối với trẻ đều để lại hậu quả. Về nhận thức, trẻ sẽ khó nhận ra được sự đúng sai của mình trước thái độ không đúng của người lớn. Về cảm xúc, trẻ dễ xuất hiện thái độ ghen tỵ với người khác. Về hành vi, trẻ buộc phải chấp nhận, tâm lý mềm yếu nhu nhược và không có ý chí vươn lên. Hoặc có thể trẻ sẽ tìm cách chống đối, sống khép kín.

Người lớn cần thực sự hiểu trẻ, nhất là ở độ tuổi mầm non, trẻ thường có tâm lý so sánh thông qua quan sát. Chẳng hạn, tuổi mẫu giáo các em được quy định là phải mặc đồng phục, phải ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi theo quy định. Nhưng trong đó có trẻ làm trái với quy định mà không bị ai nhắc nhở, trách phạt thì trẻ sẽ dễ nảy sinh tâm lý so sánh và ghen tỵ. Nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn hạn chế, chúng ta cần có cách giải thích sao cho hợp lý, làm cơ sở để trẻ nhận thức rõ đúng sai, phải trái. Trong gia đình, trẻ nhỏ hơn thường được ba mẹ chiều chuộng, nhưng cũng cần lưu ý là không nên để trẻ lớn cảm thấy bị thua thiệt với em. Không nên đánh đập, la mắng trẻ khi bị em nhỏ tranh giành. Bản thân những đứa trẻ được bênh vực và đối xử thiếu công bằng khi lớn lên sẽ có những biểu hiện như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, tâm lý tôn sùng cá nhân và khi không còn sự nâng đỡ, che chở thì khó có thể vững vàng trong cuộc sống, nhanh chóng thất bại khi vấp ngã. Thậm chí còn có thể nảy sinh tâm lý tiêu cực.

Tâm lý đố kỵ, ghen ghét thường xuất phát từ sự thiếu công bằng. Người lớn cần gương mẫu, đừng nhìn sự việc quá đơn giản để ảnh hưởng đến tâm lý của các trẻ khác. Cần tạo cho trẻ sự công bằng ngay từ nhỏ.

ThS tâm lý Nguyễn Văn Công

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI