Khi “thiên thần áo trắng” bị hành hung

25/09/2013 - 10:30

PNO - PN - Thời gian qua, không ít trường hợp bác sĩ, nhân viên bệnh viện bị côn đồ, người nhà bệnh nhân chửi bới, gây áp lực, hành hung… Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dường như đang xấu đi. Làm thế...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi “thien than ao trang” bi hanh hung 

Bác sĩ Mai Văn Lục - Trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK Hà Tĩnh bị người nhà BN hành hung tháng 8/2013

Làm việc trong lo âu

Ngày 24/9, nhiều bác sĩ (BS), nhân viên Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bị nhóm côn đồ tấn công. Sáng 23/9, Khoa Cấp cứu đã trở nên hỗn loạn bởi một nhóm gần 30 người mang theo gậy gộc, mã tấu xông vào vây lấy y BS trong khoa, gây áp lực đòi giao bệnh nhân (BN) Lê Hoàng Anh Tuấn (21 tuổi) cho họ đòi “nợ máu”. Không được đáp ứng, những người này đã dồn hết nhân viên, BS trong khoa về một góc, đe dọa, chửi bới, uy hiếp.

Ngoài tình trạng bị vạ lây, các BS còn đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ người nhà BN. BS Phạm Đức Giàu (BV huyện Vũ Thư, Thái Bình) bị người nhà BN đâm tử vong tại phòng làm việc; bốn y, BS tại BV đa khoa Hà Tĩnh bị hành hung; các BS tại Cà Mau, Bạc Liêu bị côn đồ tấn công tại BV…

Một BS ở BV ĐH Y Dược TP.HCM từng có ý định bỏ nghề sau khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn và bị người nhà BN hành hung, tâm sự: “Dù kết luận của hội đồng khoa học đã chứng minh tôi làm đúng quy trình chuyên môn, nhưng áp lực từ phía gia đình BN và cái chết của người bệnh đã khiến tôi dằn vặt một thời gian dài. Nếu không nhờ anh em đồng nghiệp, bố mẹ và người thân động viên, tôi đã bỏ nghề từ lâu”.

BS Trương Thế Hiệp, Phó trưởng khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy TP.HCM nhận định: nguy hiểm nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong ngành y tế. Các khoa cấp cứu ở các BV lớn tại TP.HCM thường xuyên tiếp nhận những BN “dữ” như say xỉn, bị thương vì đâm, chém. Hiện nay tại các BV chỉ có đội bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự trong BV, chức năng của lực lượng này cũng hạn chế. Theo BS Hiệp, trong BV, khu vực nguy hiểm nhất là khoa cấp cứu. Người nhà BN mong muốn cho người thân của họ mau chóng được khỏi bệnh, được cứu sống nên đôi khi nóng nảy, “làm khó” các y BS.

Khi “thien than ao trang” bi hanh hung

Nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tú - Phó khoa sản BV Năm Căn, Cà Mau bị nhóm gây rối đập phá trong vụ thiếu nữ 16 tuổi chết tại BV Năm Căn tháng 6/2013

“Áo giáp” nào cho bác sĩ?

BS Nguyễn Đức Trí, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định chia sẻ: “Qua vụ việc giang hồ náo loạn, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng bảo vệ, phối hợp với công an khu vực, để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và BN”.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một BV lớn tại TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận, gần đây mối quan hệ thầy thuốc - BN xấu đi do nhiều nguyên nhân. Dịch vụ y tế đáng lý chỉ mang tính chất xã hội đã bị xem như một loại hàng hóa. Đôi lúc quan hệ giữa thầy thuốc và BN, thân nhân BN trở nên phức tạp, nhất là khi BN bị biến chứng hay tử vong.

Để tránh tình trạng không hay trong mối quan hệ này, cần có những quy định cụ thể về hành nghề y tế, đặc biệt trong lĩnh vực y tế tư nhân. Thế giới gọi là nghĩa vụ luật, quy định đối với người thầy thuốc việc gì cho phép làm, việc gì cấm làm. Luật cũng quy định trách nhiệm của BN, quy định mối quan hệ giữa thầy thuốc và BN. Nhiều ý kiến trong giới y học cũng cho rằng, muốn đảm bảo thi hành nghĩa vụ luật cho tốt, cần có một cơ quan quản lý nghề nghiệp như y sĩ đoàn.

Cũng theo vị lãnh đạo này, trong lúc chờ đợi thành lập y sĩ đoàn trên cơ sở nghĩa vụ luật, các cơ quan chức năng (sở y tế, bộ y tế, UBND các cấp) cần tổ chức những hội đồng khoa học có đủ cán bộ khoa học để nghiên cứu và xử lý khi xảy ra biến chứng tử vong cũng như khi có vấn đề kiện tụng từ phía gia đình BN. Việc yêu cầu các BS mua bảo hiểm nghề nghiệp cũng hết sức cần thiết, đảm bảo cho các y BS an tâm khi hành nghề và cũng đảm bảo về quyền lợi của người bệnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, “áo giáp” cho người thầy thuốc chỉ có thể chắc chắn hơn nếu BV, BS sòng phẳng hơn với BN, người nhà BN. Thực tế, hầu như những sai sót, tai biến y khoa do tay nghề BS yếu kém, việc xử lý thường chỉ “giơ cao, đánh khẽ” khiến người trong nghề khó rút ra được bài học, người nhà BN cũng không “tâm phục, khẩu phục”.

 Tiến Đạt - Ngô Đồng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI