PNO - Chương trình nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" trong khuôn khổ lễ hội Sông nước TPHCM lúc 20g ngày 6/8, có khoảng 700 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.
Sân khấu biểu diễn có không gian rộng lớn gồm khu cầu cảng và tàu, ghe... trên sông. |
Dòng sông kể chuyện là chương trình nghệ thuật tái hiện các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển gắn với sông Sài Gòn, con sông của một trong những trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất nước; tái hiện sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TPHCM, trong hơn 300 năm qua.
Chương trình có 5 chương biểu diễn: Khẩn hoang với câu chuyện khai khẩn vùng đất phương Nam và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc để tái hiện không khí xây dựng cuộc sống mới đầy sôi nổi và truyền tải thông điệp về sự sinh sôi qua ngôn ngữ múa đậm sắc dân gian với cây lúa; Xây thành: đưa khán giả ngược dòng thời gian về với những dân phu dựng nên thành Gia Định – toà thành được xây bằng đá ong Biên Hòa, giúp giữ vững an ninh vùng Gia Định.
Khung cảnh xây thành của Sài Gòn - Gia Định xưa được tái hiện hoành tráng. |
Trên bến dưới thuyền: tái hiện nhịp sống và hình ảnh thân quen của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở xứ Sài Gòn - Gia Định xưa: làng mắm, làng rèn, làng dệt chiếu, làng đóng ghe thuyền và cả những sản phẩm gốm Cây Mai tinh xảo, nức tiếng một thời; Thương cảng phồn vinh: với bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương thời bấy giờ, những con tàu cập bến, đưa những thương nhân, du khách đến trao đổi hàng hóa, giao thương; Rực rỡ thành phố bên sông: khắc họa một TPHCM trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.
Tiểu cảnh Trên bến dưới thuyền tái hiện lại các làng nghề truyền thống. Ảnh: Tam Nguyên |
Không chỉ tái hiện dòng chảy lịch sử của thành phố, chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện là chương trình biểu diễn được tổ chức trong một không gian độc đáo: “trên bến” là Cảng Sài Gòn – thương cảng có tuổi đời hơn 160 năm với tầm nhìn hướng về trung tâm thành phố có các công trình ghi dấu ấn về sự phát triển thành phố hơn 300 năm qua như Cột cờ Thủ Ngữ, bến Bạch Đằng và các công trình hiện đại; “dưới thuyền” chính là mặt sông Sài Gòn - dòng sông gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định - TPHCM.
Khung cảnh thực tế nhộn nhịp qua cảnh xe cộ trên đường phố TPHCM cũng xuất hiện trên sân khẩu. |
Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng là cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại TPHCM và bà con các làng nghề tại Đồng bằng sông Cửu Long; với sự tham gia biểu diễn của 30 tàu nhà hàng, du thuyền, thuyền buồm, cano, thuyền gỗ, bus sông, tàu cao tốc… là các phương tiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TPHCM.
Sài Gòn trên bến dưới thuyền. Ảnh: Tam Nguyên |
Chương trình còn sử dụng những công nghệ biểu diễn và tương tác hiện đại bao gồm nghệ thuật chiếu sáng 3D trên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước trên mặt sông; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu và sử dụng hệ thống đèn lazer công suất lớn, chi tiết theo từng tiết mục; trình diễn flyboard kết hợp trình diễn drone show và pháo hoa.
Nhiều người được xem các buổi tập, tổng duyệt cực kỳ thích thú với nghệ thuật biểu diễn chiếu sáng, sử dụng các thiết bị công nghệ bay hiện đại. Ảnh: Tam Nguyên |
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ: “Theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển. Từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khát vọng về một thành phố đậm chất “từ bước chân lưu dân đến đô thị thông minh” vẫn không ngừng lưu chuyển trong huyết quản của người dân vùng đất này. Có thể nói, sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định - TPHCM mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam bộ, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TPHCM. Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông".
Với ý nghĩa đó, Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện ngay tại Cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn, như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng; như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.
Đồng thời, Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất năm 2023 còn phát huy tiềm năng vốn có, khai thác tối đa giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của dòng sông Sài Gòn; thúc đẩy truyền thông và quảng bá về các làng nghề truyền thống, các biểu tượng du lịch và điểm đến văn hóa, giải trí đặc trưng nhất của thành phố, góp phần định vị thương hiệu đô thị sông nước giàu bản sắc của TPHCM.
Công trình metro, điểm nhấn của thành phố được thực hiện bằng các thiết bị bay chiếu sáng độc đáo. |
"Chương trình cũng là lời chào của TPHCM, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai; là thông điệp của Thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bạn bè năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Rất đông người dân, du khách đổ về cảng Sài Gòn thưởng thức show diễn |
Khâu kiểm soát an ninh tại show diễn khá nghiêm ngặt |
Hầu hết các khán đài đều chật kín khán giả |
Quốc Thái
Chia sẻ bài viết: |
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Núi Cấm ở An Giang thu hút khách từ nhiều nơi đổ về thắp hương cầu tài lộc.
Mô hình nuôi rắn ri tượng không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều hộ dân ở Cà Mau làm giàu.
Dịp tết này, trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, xuất hiện nhiều phiên live stream (phát sóng trực tiếp) kêu gọi "cổ phần" vào việc khai thác đá quý.
Mở cửa đón khách trở lại từ sáng mùng Hai tết nhưng lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào trái cây và hoa.
Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Các đơn vị lữ hành cho hay, sáng mùng Một nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế rộn rã khởi hành du xuân.
TPHCM có khá nhiều sản phẩm du lịch mới, thú vị. Kỳ nghỉ tết dài ngày là dịp để trải nghiệm các sản phẩmdu lịch này.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/1 (27 - 29 tháng Chạp), TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón hơn 85.000 lượt khách; trong đó có hơn 23.500 lượt khách quốc tế.
So với hôm qua, giá nhiều loại trái cây cúng như mãng cầu, sung, xoài, dừa… bán tại các chợ truyền thống tăng mạnh, có loại tăng gấp 5 lần.
Tối 26/1 (27 tháng Chạp), người dân ùn ùn kéo tới các điểm bán lẻ trên địa bàn TPHCM để sắm tết. Nhiều điểm mua sắm đông nghẹt khách.
Hiện những khu vực gieo sạ sớm đang bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, giá lúa thấp khiến bà con lo âu và kém vui.
So với năm ngoái, số lượng hoa từ các tỉnh đổ về công viên 23/9 ít hơn, dù giá đã giảm 30-50% nhưng vẫn vắng người mua.
Để giải tỏa áp lực những ngày cao điểm, ngoài đơn vị mặt đất, an ninh... hoạt động hết công suất, Cảng Tân Sơn Nhất còn tăng cường lực lượng thanh niên.
Nhu cầu chuyển, rút tiền tăng cao vào dịp tết Nguyên đán thường kéo theo nguy cơ nghẽn mạng, lỗi hệ thống, thậm chí "nuốt thẻ" ATM.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết, nhưng không khí tại chợ hoa xuân công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TPHCM) năm nay lại trầm lắng hơn mong đợi.
Các hàng mai trên đại lộ Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) người bán đăng biển xả hàng để dọn dẹp về nghỉ tết sớm dù chỉ mới 25/1 (26 tháng Chạp).
Chính thức khai mạc từ tối 24/1, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" đã tấp nập khách mua từ sớm.
Rủi ro khi người không có thu nhập ổn định vẫn có thể vay được tiền từ công ty tài chính thông qua hình thức mua khống hàng trả góp.