PNO - Mỗi sinh viên học ngành y đều biết về lời thề Hippocrates. Khi có thiên tai, dịch bệnh, mỗi bác sĩ phải dấn thân để giúp đỡ cộng đồng.
Chia sẻ bài viết: |
An 11-03-2020 07:32:51
Trường YDS ngoài khoa Y còn nhiều khoa khác nữa ạ
Quang 09-03-2020 23:40:43
Bạn có con không? bạn vận động con bạn hy sinh cho xã hội đi nhé.
CTN 09-03-2020 23:25:42
Chắc chắn là trong thời gian tới, số lượng thí sinh đăng ký vào các Trường đại học y khoa sẽ giảm. Ngành Y tế nói chung và hình ảnh người Bác sĩ y khoa nói riêng không phải là oai vệ, nhiều tiền mà phải dũng cảm, hy sinh. Cái thời mà ùn ùn thi vào y khoa với điểm cao ngất, các Trường đại học đa ngành cũng đòi đào tạo Bs sẽ qua đi. Còn lại sẽ là những người có tâm huyết với nghề.
Tung 09-03-2020 23:05:46
Nghề bạc bẽo , hi sinh rồi nhận được gì, bây giờ còn định hướng là ngành dịch vụ, dịch vụ thì cứ theo cơ chế thị trường, nguy hiểm thì nghỉ
Ruồi 09-03-2020 22:08:19
Tôi chỉ muốn nói rằng nếu sinh viên được nhà trường trang bị dụng cụ bảo hộ như nhân viên y tế thì chắc chắn không 1 ai dám kêu ca đi học là sự hi sinh. Họ- những người sinh viên chưa làm ra tiền- phải tự thân trang bị tất cả
Huy 09-03-2020 21:52:12
Thứ nhất, khi tất cả học sinh - sinh viên HCM được nghỉ, tại sao các em ĐH YD HCM lại phải đi học tập trung ở trên trường? như vậy CÓ LỢI ÍCH GÌ? chả lẽ như vậy mới là Y đức? chả lẽ phải cầm dao lao vào màn đạn mới là yêu nước?
Thứ hai, sv Y có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nên có khả năng bảo vệ bản thân? xin lỗi, dù bạn có là giáo sư tiến sĩ, thì biện pháp bảo vệ duy nhất cũng chỉ là khẩu trang, nước rửa tay thôi. Các em cũng chỉ là người thường, đừng có thần thánh hóa lên như thế. Mà đến bs còn không có khẩu trang đeo, các em hoàn toàn phải tự chuẩn bị khẩu trang đó
Thứ 3, các em đi học để có thể tham gia vào hoạt động chống dịch? Xin hỏi trên địa bàn HCM có bao nhiêu trường Y đi học rồi? có bao nhiêu sinh viên hộ khẩu ngay tại HCM, có cần phải huy động 14.000 sinh viên từ khắp đất nước gom lại HCM chống dịch không? chả lẽ không để các em chống dịch ngay tại địa phương
Thứ 4, và cũng là cái khó chịu nhất. So sánh sinh viên với bác sĩ? Xin lỗi bạn biết khi đi lâm sàng sinh viên Y có hoàn cảnh như thế nào không? nếu không xin mời 1 buổi sáng nào đó lên lầu 4, bv Chợ Rẫy. Cái phòng nhỏ xíu, sinh viên chen chúc nhau, đừng nói chỗ ngồi, thậm chí đứng còn không có. Nếu không đến bv Nhi Đồng, mỗi sáng sẽ thấy các bạn sinh viên học như thế nào, mỗi lần khám là 3 vòng trong 3 vòng ngoài, chen nhau để nghe giảng, xin hỏi ngăn dịch kiểu gì?
Hiện tại, nhiều nhà trọ thậm chí không cho sv Y ở nữa, họ sợ bị lây, trong khi vẫn đòi hỏi sv Y đi chống dịch? BUỒN CƯỜI!!! Xin hỏi nếu bạn có sv Y trọ chung nhà? bạn có sợ không? nếu bạn có con là sv Y, bạn có cho nó đi không? Khi các em bị bệnh, các bạn có nguyện giúp đỡ gì không? mà đòi hỏi?
Nhật 09-03-2020 21:40:49
SV Y trường cô đi học chưa?
pet 09-03-2020 21:30:10
học y để chữa bệnh chứ có phải để hy sinh vì người khác đâu ?
Hynta 09-03-2020 21:29:24
Sinh viên Y không sợ bị nhiễm vì sức trâu bò lắm, chỉ sợ bị nhiễm rồi lây cho người khác đặc biệt là ông bà cha mẹ lớn tuổi ở nhà.
Đúng sai chỉ mang tính tương đối trong mọi trường hợp thôi nhé em báo gia tuệ
Nguyễn 09-03-2020 21:05:00
Thiết nghĩ khi báo đăng tin thế này thì sẽ được gì nhỉ? Báo chỉ nhìn 1 góc, quá phiến diện.
Art 09-03-2020 20:57:03
Trương Viễn không giống đâu bạn, ví dụ đơn giản thế này, bộ đội ra chiến trường thì được phát súng đồ, phát mũ cối đồ, phát áo chống xây xát một cách tương đối đồ (vải may quần áo cho bộ đội là loại có thể bảo vệ tương đối khỏi những thứ như mảnh vỡ, thép gai, cỏ dại,...), đó là nhân viên y tế. Sinh viên y thì bạn nghĩ giống đứa mặc đồ ngủ nhảy ra chiến trường vậy đó, nhất là tình hình giờ đi khắp thành phố không mua được cái khẩu trang. Chưa kể, sinh viên bị bệnh chết rồi thì thôi đi, nhưng trong 14 ngày từ lúc nhiễm bệnh tới chưa phát bệnh còn phải gặp, nào chủ nhà trọ, nào đứa hàng xóm, nào con bạn cấp 3,...đủ thứ người, mang mầm bệnh ra cộng đồng như vậy người ta gọi là phá hoại
Amanda 09-03-2020 20:01:55
Không biết khi viết những dòng này ra, tác giả bài viết đã tìm hiểu kỹ chưa?
- Lời thế Hippocrates thiêng liêng, "khi có thiên tai, dịch bệnh, mỗi bác sĩ phải dấn thân để giúp đỡ cộng đồng", vậy sinh viên là được coi là "bác sĩ" chưa mà tác giả lại đánh đồng sinh viên như thế?
- "Trước khi đến bệnh viện, SV đã được tập huấn, giảng dạy thêm các kiến thức về virus, vệ sinh dịch tễ, ứng phó dịch bệnh, trong đó có virus corona". Vậy tác giả có biết sinh viên năm mấy mới được đi bệnh viện, mới học về vệ sinh dịch tễ hay không? Sinh viên cần phải có sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thực hành kỹ lưỡng mới có thể đi ra thực hành trực tiếp, còn đây có những sinh viên năm 1, năm 2 còn chưa biết gì về chuyên ngành, thì lấy gì có thể đảm bảo cho sức khỏe bản thân? Mặc dù sinh viên trường y có thể hiểu biết hơn các sinh viên khác về mặt bảo vệ bản thân, nhưng hãy nhìn hình ảnh cả trăm sinh viên ngồi chen chúc nhau trong giảng đường, có đảm bảo được khoảng cách an toàn để tránh lây nhiễm hay không?
- "Trong tương lai, nếu có một con virus nào đó xuất hiện, những bác sĩ này sẽ lựa chọn bệnh nhân, hay ở nhà cho an toàn?" một con virus xuất hiện, ngay cả các bác sĩ đầu ngành cũng còn e dè, huống hồ chi là những bác sĩ mới, trẻ, chưa có kinh nghiệm? Bây giờ thậm chí là sinh viên chưa có kiến thức cũng phải đi đối diện với hiểm nguy như vậy?
Nguyễn Thị Duyên 09-03-2020 19:31:33
Bài viết hay quá. Đúng là nếu bác sỹ nào cũng chỉ nghĩ về sự an toàn của bản thân thì các em sinh viên y khoa là bác sỹ tương lai nên nhân dịp này bỏ nghề đi, chọn việc khác mà làm. Thấy mà đã sợ rồi thì làm sao sẵn sàng cứu chữa cho bệnh nhân đây? Nghĩ mà buồn quá!
ĐBQH Dương Khắc Mai cho rằng, xếp lương lần đầu cho nhà giáo phải phù hợp với hệ thống lương, bởi "ưu tiên ngành này cũng phải nhìn sang ngành khác".
Người thầy vẫn nhận được sự tôn kính của học sinh, phụ huynh và cộng đồng nhưng nhiều áp lực từ xã hội đang đe dọa vị thế đó.
Sáng 19/11, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải đã đến thăm các nhà giáo và gia đình nhà giáo tiêu biểu tại TPHCM.
Ngày 18/11, Trường ĐH Trà Vinh tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam; khai giảng năm học mới và trao học bổng cho nhiều sinh viên…
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện, cho thấy: có đến 70,21% giáo viên đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh học sinh.
Lớp học đặc biệt của những “bà giáo” đã nghỉ hưu huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đã mang đến niềm vui, kỹ năng tự lập cho những em nhỏ khuyết tật.
Sáng 18/11, Tổng bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Sáng 18/11, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, vinh danh 14 nhà giáo ưu tú và trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản.
Sáng 17/11, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao tặng danh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Học sinh 8 trường THPT ở cụm 1, TPHCM hào hứng tham gia, tái hiện các sự kiện lịch sử qua các tiết mục và hơn 1.000 sản phẩm độc đáo.
Hoàn cảnh khó khăn, nhưng nhiều sinh viên không những vượt qua mà còn có thành tích học tập rất tốt, tham gia nghiên cứu khoa học, làm gia sư miễn phí...
Ngoài tình yêu, những cô giáo dạy trẻ khuyết tật còn phải trang bị thêm những kỹ năng để kịp thời ứng biến khi trò phát bệnh đột ngột.
Sáng 16/11, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.
Tốt nghiệp trung cấp nhưng với nỗ lực và kinh nghiệm thực tế đã giúp nhiều người thành công, thay đổi định kiến xã hội về việc học nghề.
Hơn 30 năm nay, thầy Trần Văn Hòa vẫn lặng lẽ “gieo chữ” cho con em ngư dân khu tái định cư Đập Góc, xóa mù chữ cho hàng trăm ngư dân.
Bộ GD-ĐT công bố danh sách 251 nhà giáo, cán bộ cơ sở giáo dục tiêu biểu trong năm 2024 đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, diễn ra buổi gặp mặt các nhà giáo của chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương.
Saigon Co.op vừa trao tặng phòng học tiếng Anh hiện đại và bộ sách tiếng Anh chữ nổi cho các em học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu.