Khi nào nộp phạt trực tiếp cho CSGT

11/02/2014 - 07:44

PNO - Quy định người vi phạm luật giao thông được nộp thẳng tiền cho CSGT theo dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến đang gây nhiều tranh cãi. Đại diện Bộ GTVT đã giải thích...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Trao đổi với PV ngày 10/2, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT - cơ quan chủ trì xây dựng Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), khẳng định việc cho phép người vi phạm hành chính được nộp phạt trực tiếp đã được Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013) quy định.

Chỉ phạt dưới 250.000 đồng

Theo ông Thuấn, điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Khi nao nop phat truc tiep cho CSGT

Dù nộp tiền qua kho bạc hay nộp trực tiếp mà không có cơ chế giám sát vẫn có thể xảy ra tiêu cực

Một lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67)- Bộ Công an cho biết áp dụng theo quy định trên, dự thảo thông tư của Bộ Công an đã hướng dẫn: Đối với những lỗi vi phạm có mức phạt tiền dưới 250.000 đồng (cá nhân) và dưới 500.000 đồng (tổ chức) sẽ thuộc diện được các chiến sĩ công an thực thi nhiệm vụ trên đường lập biên bản thu tiền trực tiếp và xuất biên lai đưa cho người vi phạm. Riêng chiến sĩ công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Riêng các hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức nếu xảy ra trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga hoặc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh và thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người nộp phạt có thể nộp phạt tại chỗ hoặc nộp tại kho bạc.

Phù hợp với quy định

Ông Nguyễn Văn Thuấn khẳng định các nội dung được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị định 171 hoàn toàn phù hợp các quy định hiện hành. “Cứ đối chiếu theo Nghị định 171 thì hành vi nào có mức phạt tiền dưới 250.000 đồng thì các cá nhân vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp. Mức phạt lớn hơn thì thẩm quyền ra quyết định thuộc về cấp trên của lực lượng tuần tra trên đường” - ông Thuấn nói.

Cụ thể, thẩm quyền phạt trực tiếp của trạm trưởng hoặc đội trưởng của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường không quá 1,5 triệu đồng. Đối với trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an hoặc trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền các lỗi vi phạm không quá 2,5 triệu đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng hằng ngày người dân phải lưu thông trên đường và chuyện “dính dáng” tới CSGT là không tránh khỏi. Nếu mọi người đều có ý thức chấp hành luật lệ giao thông và không chăm chăm tiền đút lót cho người thực thi công vụ khi biết mình vi phạm thì hình ảnh CSGT sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Còn các CSGT đã có tư tưởng nhận “hối lộ vặt” thì dù có yêu cầu nộp tiền qua kho bạc hay nộp tiền trực tiếp thì tiêu cực vẫn xảy ra.

Những hành vi bị phạt trực tiếp

Theo Nghị định 171, các lỗi vi phạm có mức phạt tiền nằm trong khung có thể nộp phạt trực tiếp là điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, dừng đỗ trái quy định, đi vào đường cấm, điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm (hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng quy cách, chở người đằng sau không đội mũ bảo hiểm), chở quá số người quy định…

Theo THẾ KHA (Người Lao Động)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI