Khi không còn phù hợp thì bỏ thi THPT quốc gia cũng là một giải pháp!

13/08/2018 - 12:03

PNO - Việc tổ chức kỳ thi như bấy lâu là không phù hợp, hoặc không còn phù hợp, và hãy nghĩ đến một giải pháp khác. Bỏ thi cũng là một giải pháp.

Giữ hay bỏ kỳ thi THPT quốc gia là vấn đề được tranh luận từ lâu và càng trở nên gay gắt sau kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua. Đứng ở góc độ nào cũng có lý lẽ riêng.

Khi khong con phu hop thi bo thi THPT quoc gia cung la mot giai phap!
Thi THPT quốc gia. Hình minh họa.

Những người kiên trì quan điểm phải giữ kỳ thi cho rằng kỳ thi giúp cung cấp những thông tin phục vục công tác nghiên cứu giáo dục, đồng thời giúp ngành giáo dục nhanh chóng nắm bắt những vấn đề của giáo dục phổ thông...

Thế nhưng với những tiêu cực có tính tổ chức như vừa qua thì không ít người thuộc “phe” muốn giữ kỳ thi cũng đã thay đổi quan điểm.

“Không cần giữ kỳ thi làm gì nữa! Chúng ta rất cần các số liệu, nhưng tất cả mọi số liệu phải được công khai hoàn toàn và minh bạch hoàn toàn. Còn như hiện nay, số liệu không trung thực, thì không có ý nghĩa” - tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, một người chuyên về khảo thí và kiểm định chất lượng, nêu ý kiến.

Bà nói thêm: "Đỗ tốt nghiệp là điều kiện để được thi hoặc xét tuyển vào ĐH. Nhưng tổ chức kỳ thi với quá nhiều tốn phí mà chỉ gạt được 2% thí sinh không đạt yêu cầu thì đừng tổ chức kỳ thi là thiết thực hơn! Nếu giao về cho các trường tự xét tốt nghiệp, có khi tỷ lệ học sinh rớt tốt nghiệp sẽ cao hơn!".

Khi khong con phu hop thi bo thi THPT quoc gia cung la mot giai phap!
Học sinh rất cần được phát huy tính năng động, sáng tạo

Thực tế hiện nay cho thấy, không ít trường hợp HS yếu kém cả về học lực lẫn đạo đức, nhưng vì phải đối phó với chỉ tiêu thành tích nên các trường cứ cho điểm học bạ thật cao rồi đẩy các em đi thi. Điểm học bạ được đẩy lên 7- 8 điểm thì đi thi kiểu gì cũng đậu!

Nghị quyết 29-NQ/TW định hướng cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà theo hướng mở. Một nền giáo dục được xác định “mở” thì cũng không nên bám mãi vào chuyện thi cử, nhất là kỳ thi quá tốn kém mà không đem lại kết quả đáng tin cậy!

Cũng có ý kiến cho rằng bỏ thi thì sợ học sinh sẽ không chịu học. Nếu như vậy thì trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống ở đâu, quyền và trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THPT ở đâu?

Cá nhân tôi nghĩ rằng: khi bỏ thi, không còn phải đối phó với thi cử, việc dạy và học có khi lại thực chất hơn. HS có thể không thuộc ro ro những định lý này, định luật kia, không giải được những bài toán khó, nhưng có khi các em lại biết ứng dụng những điều đã học vào đời sống và có kỹ năng sống tốt hơn.

Khi khong con phu hop thi bo thi THPT quoc gia cung la mot giai phap!
Vui chơi có định hướng cũng sẽ là một cách học tập hiệu quả

Để ngăn ngừa tiêu cực, lâu nay chúng ta mãi loay hoay với những yếu tố kỹ thuật, tìm cách bịt hết lỗ thủng này đến lỗ thủng khác của quy trình thi và chấm thi. Đến mức, từ nhiều năm qua, năm nào kỳ thi cũng có những thay đổi và những thay đổi đấy đều được kỳ vọng là giải pháp thần kỳ để giải quyết tất cả những nhược điểm.

Nhưng rồi, cứ bịt lỗ thủng này thì lại xuất hiện lỗ thủng khác… Hệ thống giám sát kỳ thi lên đến hàng vạn người, được thực hiện mọi nơi, mọi nơi, ở những khâu quan trọng việc giám sát được thực hiện 24/24, nhưng rút cuộc gian lận vẫn ngày càng táo tợn. Thực tế đó cho thấy, việc tổ chức kỳ thi như bấy lâu là không phù hợp, hoặc không còn phù hợp, và hãy nghĩ đến một giải pháp khác. Bỏ thi cũng là một giải pháp.

Bên cạnh đó cũng phải nghĩ đến những giải pháp song song, đó là việc tuyển và dùng người theo năng lực chứ đừng dựa vào thủ tục, bằng cấp. Dù không bằng cấp nhưng nếu giỏi việc thì vẫn được tin dùng. Ngược lại, dù có bằng cấp cao, nhưng không làm được việc, gian lận, mua bằng bán điểm, thì cần phải sa thải ngay lập tức.

       Phương Dung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI