Khi chồng làm nội trợ

28/12/2014 - 08:10

PNO - PNCN - Wanda đang than phiền về món quà sinh nhật chồng tặng. Cô chìa tay khoe chiếc lắc bạch kim đính kim cương với vẻ mặt ỉu xìu. “Nó xinh quá kia mà?”, bạn cô thắc mắc. Wanda miễn cưỡng: “Nhưng chồng tôi dùng thẻ tín dụng của...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hơn 20 năm nay, Wanda (50 tuổi) phụ trách một công ty đầu tư vốn với mức lương khủng 500.000 bảng Anh, cộng thêm số tiền hoa hồng gần gấp đôi số lương. Cô sống trong căn nhà rộng lớn ở khu trung tâm và sở hữu một biệt thự khác. Simon, chồng cô là một luật sư, nhưng đã mất việc trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Từ đó, anh ở nhà chăm sóc ba đứa con đang tuổi đến trường. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho công việc của Wanda. Cô thoải mái đi công tác nước ngoài dài hạn, đi ăn tiệc tối với khách hàng mà không sợ đồng nghiệp dị nghị mình bỏ bê con cái, vì ít ra chúng được cha chăm sóc chứ không phải vú em. “Nhưng khi bọn trẻ đã đến trường, tôi lại muốn Simon kiếm việc gì đó để làm, dù chỉ là nhân viên thu ngân trong siêu thị, thay vì anh chỉ chơi tennis. Dĩ nhiên, Simon không đồng ý”, Wanda chia sẻ.

Khi chong lam noi tro

Vợ chồng Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg và con trai thứ ba mới sinh vào năm 2009 - Ảnh: Daily Mail

Khi chong lam noi tro

Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg và các con trong một kỳ nghỉ - Ảnh: Zimbio

Những trường hợp như Wanda không hiếm. Một phần ba phụ nữ tại Anh là người kiếm tiền chính trong gia đình. Con số đã tăng 80% trong 15 năm qua, một phần vì công việc của đàn ông bị giảm đáng kể trong thời kỳ khủng hoảng, phần khác phụ nữ bây giờ dễ kiếm việc hơn đàn ông. Những công việc cao cấp lại đòi hỏi số giờ và cường độ làm việc cao, và chuyện hai vợ chồng đều tìm được việc làm tốt là rất khó trong thời buổi cạnh tranh này.

Hơn một nửa số phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo cao cấp trong 500 công ty hàng đầu tại Mỹ cho biết, họ có chồng ở nhà nội trợ. Tại Anh, nữ giám đốc Helena Morrissey thừa nhận cô không biết sẽ xoay xở thế nào để nuôi dạy chín đứa con và theo đuổi sự nghiệp nếu chồng không từ bỏ nghề báo. Ngay cả vợ của Phó thủ tướng Anh Nick Clegg cũng kiếm tiền gấp bốn lần số lương của ông, hai vợ chồng đã công khai việc họ chia ca đưa đón và chăm sóc con.

Khi chong lam noi tro

Nếu vợ chồng đạt được thỏa thuận là người chồng ở nhà nội trợ thì hôn nhân vẫn hạnh phúc - Ảnh: Flickr

Tuy nhiên, việc thay đổi quan niệm trong vai trò làm chủ gia đình không phải dễ. Nhiều phụ nữ theo nếp nghĩ truyền thống rất áp lực khi phải gánh vác gia đình, họ cảm thấy bị “đóng hộp” và không thể thoát ra hay tự giải tỏa.

Philippa là một trường hợp điển hình. Ở tuổi 47 và là mẹ của hai con đang tuổi dậy thì, nữ luật sư này làm việc 10 giờ mỗi ngày, nhận điện thoại liên tục vào buổi tối, cuối tuần và cả ngày nghỉ. Phần lớn đồng nghiệp cùng chức vụ với cô là đàn ông. Ít ai tin rằng chồng cô phụ trách phòng tranh nhỏ và thường xuyên thua lỗ. Năm ngoái, Philippa phải nhập viện vì kiệt sức. Đó cũng chính là lúc cô nghĩ mình cần giảm cường độ làm việc. Điều đáng buồn là chồng cô cảm thấy khủng hoảng khi chứng kiến vợ bị bệnh. Không phải anh lo sợ cho sức khỏe của cô mà là vì anh sợ phải từ bỏ lối sống sung túc đã quen. Philippa chia sẻ: “Tôi bị vẻ đàn ông của Martin chinh phục, nay tôi đã mất sự tôn trọng với anh ấy và sức hấp dẫn cũng biến mất”.

Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng có sự thỏa thuận để chồng ở nhà nội trợ thì kết quả vô cùng mỹ mãn. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, chỉ có 28% cho rằng phụ nữ kiếm tiền chính sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình so với con số 40% trong năm 1997. Nghiên cứu ở Mỹ lần đầu tiên cho thấy vợ chồng sẽ không ly hôn khi người vợ có học vấn cao hơn chồng. Thời báo Times chỉ ra, 90% người chồng có thu nhập thấp hơn vợ hạnh phúc với hôn nhân của họ.

Khi chong lam noi tro

Khi các ông chồng nội trợ biết tận dụng kỹ thuật hiện đại thì việc nhà trở nên "dễ thở" hơn - Ảnh: Daily Mail

Các nghiên cứu cũng cho thấy, kỹ thuật hiện đại ngày càng trở thành bạn đồng hành thân thiết với quý ông nội trợ. Điển hình như chuyện nhà của Jennie (44 tuổi), có công ty nhân sự riêng. Chồng cô, Charles, là thợ mộc nhưng dành phần lớn thời gian để chăm sóc con. Họ sống trong một căn nhà lớn ở London. Jennie về nhà khi Charles đang cùng hai con làm bánh pizza trong chiếc lò nướng mà cô mới mua. Jennie cho biết: “Charles kiên nhẫn và sáng tạo hơn tôi. Anh không thích môi trường văn phòng. Khi tôi mang thai, giữa chúng tôi có luật bất thành văn rằng anh ở nhà và tôi đi làm. Mới đầu, tôi cũng tế nhị khi trả tiền trong nhà hàng, bây giờ mọi việc trở nên bình thường”. Nhưng, không phải ai cũng đồng tình với Jennie. “Người duy nhất lấn cấn là mẹ tôi, thình thoảng bà vẫn tiếc rẻ là tôi không kiếm được một tấm chồng “che chở” cho mình. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Ngày càng nhiều các ông chồng nội trợ nên Charles không còn cảm thấy áp lực khi đưa đón con như 5 năm về trước”.

PHAN QUỲNH DAO (Theo Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI