PNO - Vừa qua một đoạn đời gian khó và hiện tại còn không ít chông chênh, hai nữ cán bộ Hội ấy vẫn dốc lòng sẻ chia với bà con đang lâm cảnh ngặt nghèo, nhất là từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay.
1.
Mấy ngày trước tết Nguyên đán Nhâm Dần, chị Nguyễn Thị Oanh Kiều, Chủ tịch Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TPHCM, hầu như không có thời gian ngơi nghỉ. Chị luôn tất bật sớm khuya với những bao gạo, thùng nước rửa chén và hàng trăm hộp khẩu trang.
Chị Oanh Kiều (bìa trái) trao tặng vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 cho Trạm Y tế P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân |
Vừa cùng nhóm bạn thân thực hiện hai “chuyến xe kết nối yêu thương” đưa 350 phần quà về tận nơi tặng bà con nghèo ở xã Cẩm Sơn, H.Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, chị ngay lập tức lao vào các hoạt động chăm lo, trợ sức (tặng nhu yếu phẩm, tiền mặt, bánh tét, mứt, vận động chủ nhà trọ miễn tiền phòng trong tháng Chạp…) chị em lao động nhập cư không có điều kiện về quê ăn tết, các dì thương/bệnh binh, trẻ em mồ côi vì dịch COVID-19 với mong mỏi mọi người, mọi nhà cùng có một mùa xuân ấm.
Mỗi khi nhắc đến Oanh Kiều, cán bộ, hội viên phụ nữ địa phương luôn tấm tắc khen chị tháo vát, không ngại khó, ngại khổ. Năm nay 45 tuổi, chị là mẹ đơn thân, một mình gồng gánh nuôi hai con trai, trong đó cậu út 14 tuổi vẫn đang theo học lớp Bốn, Trường chuyên biệt Bình Tân.
Để trở thành cán bộ Hội như ngày nay, chị Oanh Kiều đã trải qua hành trình phấn đấu không ngừng. Năm 1993, gia đình chị rời quê hương Bến Tre lên TPHCM lập nghiệp. Ba và anh trai Oanh Kiều làm thuê tại cửa tiệm bánh mì bên Q.11. Người chủ có mảnh đất trồng chuối ở xã Bình Hưng Hòa, H.Bình Chánh (cũ) nên cho cả nhà chị cất chòi ở tạm, sẵn tiện trông coi khu vườn. Chưa học hết lớp Chín, Oanh Kiều bỏ tập sách, ở nhà phụ mẹ nuôi heo, trồng rau ngót chở ra chợ bán. Nhờ tằn tiện, mấy năm sau, gia đình chị mua được miếng đất nhỏ cũng ở xã Bình Hưng Hòa.
Bấy giờ, Oanh Kiều quyết định quay trở lại trường học hết cấp II, rồi cấp III, lên đại học chuyên ngành luật. Chị tâm sự: “Nhà tôi có năm anh, em. Các anh lớn đều nghỉ học sớm, em trai út bị khuyết tật không đi học. Ba mẹ tôi luôn day dứt vì cảnh nhà quá khó khiến đường chữ nghĩa của các con dang dở. Tôi hoàn thành chương trình đại học rồi làm Chủ tịch Hội suốt từ năm 2006 đến nay, ông bà rất hạnh phúc”.
Có lẽ bởi lớn lên từ trong thiếu thốn và gian khó, Oanh Kiều luôn nặng lòng trước những cảnh đời éo le. Khi làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bủa vây TPHCM từ mùa hè năm 2021, không có ngày nào chị ở nhà, vì thế các con tự bảo ban nhau. Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa B, nơi chị làm chủ tịch là một trong những cơ sở Hội bền bỉ thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch nhất trên địa bàn Q.Bình Tân.
Chị Oanh Kiều, nữ cán bộ Hội cơ sở năng động ở Q.Bình Tân |
Ngoài hai bếp cơm cung cấp 1.200 - 1.500 suất/ngày cho lực lượng tuyến đầu và bà con ở các khu vực bị phong tỏa suốt mấy tháng liền, Hội còn kết nối được nhiều mạnh thường quân ở tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông đưa hàng tấn rau, củ, quả về chia sẻ cho dân. Tại địa phương, chị gầy dựng nhiều mô hình thiết thực, như: tạp hóa 0 đồng, xe bánh 0 đồng (bánh mì, bánh bao), gian hàng 0 đồng, đảm bảo hỗ trợ đầy đủ lương thực, thực phẩm cho những khu dân cư lao động nghèo, công nhân nhà trọ. Có mấy phòng trọ cho thuê, từ khi dịch bùng phát, chẳng những hỗ trợ thực phẩm, chị còn giảm 50% tiền thuê phòng trong nhiều tháng.
Hỏi dự tính, Oanh Kiều cho hay chị đang cùng cán bộ, hội viên phụ nữ phường xây dựng vườn trái cây và rau, củ, quả sạch trên nền một bãi đất từng là nơi ùn ứ rác. Sản phẩm thu được từ khu vườn này sẽ cung cấp miễn phí cho người dân nghèo địa phương. Bản thân Oanh Kiều cũng có một nhóm bạn thân, tuy mỗi người một công việc, hoàn cảnh nhưng chung nhau ở tấm lòng thiện nguyện. Trong năm 2022 này, chị Oanh Kiều sẽ cùng các bạn chở yêu thương về những tỉnh, thành xa, nơi bà con từng gói ghém từng trái bầu, trái bí, bó rau muống gửi cho TPHCM trong mấy tháng dịch COVID-19 căng thẳng hồi năm 2021.
2.
Cho tới mấy ngày cuối tháng Chạp vừa rồi, chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu, 51 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố 2, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TPHCM, vẫn còn tất bật gói bánh tét, sên mứt dừa tặng bà con lao động nghèo và công nhân không có điều kiện về quê ăn tết. Dự tính gói mấy chục đòn bánh và chục ký mứt ban đầu nhanh chóng “phá sản”, bởi càng đi càng thương bà con mình bị “COVID-19 quật tơi tả”.
Chị Ngọc Giàu (giữa) cùng chị em trong khu phố thực hiện chương trình chăm lo bà con có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 |
Kết quả, chỉ riêng chi hội của chị đã gói 250 đòn bánh tét, sên 60kg mứt dừa và chuẩn bị 320 phần quà (gạo, lạp xưởng, cà phê, bột ca cao, cá khô…) trao tận tay người khó khăn. Tết Nhâm Dần này cũng là năm đầu tiên, chị Ngọc Giàu tự tay gieo trồng, chăm bẵm 100 chậu hoa vạn thọ tặng các hộ dân trên địa bàn.
Còn nhớ thời điểm làn sóng COVID-19 thứ tư hoành hành khắp TPHCM, chị Ngọc Giàu đã bỏ tiền, cộng với kêu gọi anh chị em, bạn bè thân quen chung sức, mỗi ngày nấu 350 phần cơm gửi tặng lực lượng chống dịch COVID-19 ở các phường Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc (Q.12). Những tuần sau đó, P.Trung Mỹ Tây xuất hiện ca nhiễm COVID-19, chị tăng suất ăn lên 400 - 500 phần/ngày để chia sẻ cho người dân địa phương.
Chẳng những vậy, chị còn đi sớm về khuya với những đơn hàng đi chợ giúp dân. Có những ngày, một mình chị lãnh tới 50 đơn. Rau củ, thịt cá còn dễ mua, riêng các loại tã, sữa cho mẹ bầu và bé thì phải chạy khắp nơi. Chị tâm sự: “Có nhiều bà mẹ trẻ lo lắng khi thiếu sữa cho con, gọi điện thoại tới mình là khóc, nghe thương lắm. Dù mưa nắng, đêm ngày gì tôi cũng ráng tìm mua giúp chị em cho bằng được”.
Cũng như chị Oanh Kiều, chị Ngọc Giàu trưởng thành trong gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Phú Yên. Từ hồi học cấp II, chị đã theo các dì, các chị trong xóm chạy mua lúa về xay gạo bán kiếm ít đồng lời. Lên cấp III, Ngọc Giàu một buổi đi học, buổi còn lại phụ mẹ chăm sóc đàn heo thịt. Chị rời quê nhà vào TPHCM học đại học vào năm 1989.
Để có tiền trang trải chi phí học hành, sinh hoạt, tại nơi trọ ở Q.Tân Bình, chị nhận gia công quần áo buổi tối. Về sau này, chị cũng cặm cụi với đủ công việc cả ngày lẫn đêm để lo cho hai người em hoàn thành chương trình đại học. Năm 1999, chị nên duyên cùng anh Nguyễn Mười. Hai vợ chồng thuê nhà trọ ở P.Trung Mỹ Tây, chồng làm tài xế, vợ là kế toán. “Vợ chồng tôi lập nghiệp với đúng nghĩa hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không. Tích góp mãi, chúng tôi mua được miếng đất 80m2 làm nhà. Ngày ấy, nhà tạm bợ, nền đất, ngập miệt mài, phải qua ba lần sửa mới được cao ráo, tinh tươm”, chị Ngọc Giàu nhớ lại chuyện xưa.
Gia đìnhh chị Ngọc Giàu hiện kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng may mặc cho các công ty ở TPHCM, Bình Dương. Suốt mấy tháng dịch bệnh căng thẳng, đội xe tải sáu chiếc và xe ô tô bảy chỗ được trưng dụng giúp Hội LHPN quận và phường tiếp nhận, đưa thực phẩm về từng khu phố cho dân. Dẫu làm ăn khó khăn, các đơn hàng bị sụt giảm, vợ chồng chị vẫn lặng lẽ tiếp sức Hội LHPN P.Trung Mỹ Tây thực hiện chương trình trao tặng hàng chục ngàn “túi quà yêu thương”, mở các “phiên chợ yêu thương”, “chuyến xe thực phẩm nghĩa tình” đến từng xóm lao động nghèo, khu nhà trọ trên địa bàn.
Hiện, bên cạnh công việc kinh doanh, chị Ngọc Giàu đang “chủ xị” bếp cơm từ thiện của khu phố. Mỗi tháng, bếp đỏ lửa vào ngày rằm và mùng Một, nấu hàng trăm suất cơm tặng bệnh nhân nghèo, người lao động tự do.
Thảo Nguyên
Chia sẻ bài viết: |
Chương trình Nghĩa tình người địa phương, ấm lòng người nhập cư vừa diễn ra tại phường Phước Bình, TP Thủ Đức (TPHCM) vào ngày 19/1.
Ngày 19/1, Hội LHPN quận Bình Tân (TPHCM) trao quyết định thành lập và tổ chức ra mắt ban chủ nhiệm câu lạc bộ Mẹ đỡ đầu trực thuộc quận hội.
Chương trình vừa được Hội Nữ trí thức TPHCM tổ chức ngày 19/1 tại tỉnh Tiền Giang.
Đây là hoạt động do nhóm "Cơm 1.000 đồng" phối hợp với UBND phường 14, quận 10 thực hiện đều đặn nhiều năm qua.
Ngày 19/1, Hội LHPN phường Trường Thọ, TP Thủ Đức (TPHCM) trao 116 bộ áo dài tết cho trẻ đang được nuôi dưỡng trong Làng Thiếu niên Thủ Đức.
Quận 3 phối hợp tổ chức chương trình họp mặt kiều bào với chủ đề “Mừng xuân Ất Tỵ - Hòa nhịp giao lưu kiều bào và sinh viên Lào, Campuchia”.
Ngày 19/1, Hội LHPN quận Tân Bình tổ chức chương trình “Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình”.
Chương trình "Tết cho em" 2025 mang đến không khí tết cho 1.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, tiếp nối hành trình yêu thương và sẻ chia từ bao thế hệ.
Liên hoan “Nét đẹp bản sắc Việt - Giá trị Việt” năm 2025 với chủ đề “Hương sắc bà ba” được đông đảo thanh niên quận 10 tham dự.
Tối 18/1, phường 14, quận 10, TPHCM tổ chức chương trình Bữa cơm "Xuân đoàn kết - Tết nghĩa tình" với chủ đề Tết tri ân - trọn vẹn - nghĩa tình.
Ngày 17/1, Đoàn Hội Lương thực thực phẩm TPHCM mang xuân yêu thương đến với người dân tỉnh Bến Tre.
Sáng 18/1, Hội LHPN TP Huế phát động hội viên phụ nữ hưởng ứng việc thực hiện quy định cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng năm 2025.
Đây là năm thứ hai chương trình thay nhớt miễn phí cho công nhân được thực hiện, tiếp nối thành công của năm 2024 với 1.000 suất hỗ trợ.
Ngày 18/1, Hội LHPN huyện Bình Chánh phối hợp tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” nhân dịp tết Ất Tỵ 2025 cho trẻ em mồ côi do dịch COVID-19.
Với nhiệt huyết và ý chí của tuổi trẻ, những chàng trai, cô gái trong các đội, nhóm thiện nguyện luôn sẵn sàng dấn thân vì cộng đồng.
300 phần quà ý nghĩa được trao cho trẻ em mồ côi và những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn (mỗi phần trị giá 1 triệu đồng).
Hoa mai, hoa đào cùng những phần quà tết thiết thực vừa được trao tay 230 bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM).
Chiều 17/1, Hội LHPN TPHCM tổ chức chương trình họp mặt "Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM" Xuân Ất Tỵ 2025.