Bác sĩ tập thở cùng bệnh nhân COVID-19

21/09/2021 - 10:09

PNO - Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, các điều dưỡng, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 16 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đến tập vật lý trị liệu, tập thở cho bệnh nhân.

 

Mỗi ngày 2 lần vào sáng, chiều, các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Dã chiến số 16 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đều đặn đến phòng bệnh cùng bệnh nhân COVID-19 tập vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng hô hấp, cơ, nâng cao thể trạng.
Mỗi ngày 2 lần vào sáng, chiều, các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện dã chiến số 16 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đều đặn đến phòng bệnh cùng bệnh nhân COVID-19 tập vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng hô hấp, cơ, nâng cao thể trạng.
Bác sĩ Phạm Thị Tố Uyên - bác sĩ nội trú Đại Học Y Hà Nội liên tục hô hít vào, thở ra kết hợp theo từng động tác tay, chân để nhắc nhở người bệnh duy trì thói quen tập thở
Bác sĩ Phạm Thị Tố Uyên - bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội liên tục hô hít vào, thở ra kết hợp theo từng động tác tay, chân để nhắc nhở người bệnh duy trì thói quen tập thở.
Các động tác đơn giản như giơ hai tay lên cao, sang ngang, đưa tay về phía trước kèm nhịp thở đều đặn vừa giúp bệnh nhân cải thiện vận động và cả về trị liệu hơi thở, giúp phổi sớm hồi phục. Các bài tập này cũng được áp dụng cho bệnh nhân nằm, ngồi trên giường.
Các động tác đơn giản như giơ hai tay lên cao, sang ngang, đưa tay về phía trước kèm nhịp thở đều đặn vừa giúp bệnh nhân cải thiện vận động và cả về trị liệu hơi thở, giúp phổi sớm hồi phục. Các bài tập này cũng được áp dụng cho bệnh nhân nằm, ngồi trên giường.
Từ bệnh nhân nặng phải thở máy, cô N.T.H.M. đã có thể ngồi trên giường bệnh tập thể dục, cô M. nói: Lúc thở máy rất mệt, đau rít ở phổi, sau này được chuyển xuống phòng bệnh nhẹ, tập thể dục mới thấy hơi thở nhẹ hơn. Giờ mới thấy tập thở cũng rất cần thiết.
Từ bệnh nhân nặng phải thở máy, cô N.T.H.M. đã có thể ngồi trên giường bệnh tập thể dục, cô M. nói: "Lúc thở máy rất mệt, đau rít ở phổi, sau này được chuyển xuống phòng bệnh nhẹ, tập thể dục mới thấy hơi thở nhẹ hơn. Giờ tôi mới thấy tập thở cũng rất cần thiết".
Bác sĩ Tố Uyên cho biết, không chỉ bệnh nhân cai máy thở, những bệnh nhân đang hỗ trợ thở máy cũng cần tập thể dục mỗi ngày để sớm được phục hồi hơn.
Bác sĩ Tố Uyên cho biết, không chỉ bệnh nhân cai máy thở, những bệnh nhân đang hỗ trợ thở máy cũng cần tập thể dục mỗi ngày để phục hồi sớm hơn.
Người bệnh nằm điều trị lâu ngày không tránh khỏi đau nhức cơ thể, lười vận động hoặc tay chân không có sức sợ té ngã, các điều dưỡng, bác sĩ dụ bệnh nhân tập thể dục bằng cách xoa bóp tại chỗ để kích thích các múi cơ cho bệnh nhân dễ chịu hơn
Người bệnh nằm điều trị lâu ngày không tránh khỏi đau nhức cơ thể, lười vận động hoặc tay chân không có sức sợ té ngã, các điều dưỡng, bác sĩ "dụ" bệnh nhân tập thể dục bằng cách xoa bóp tại chỗ để kích thích các múi cơ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Ai cũng vậy, khi mắc bệnh đều mệt mỏi chỉ muốn nằm, nhưng càng nằm càng đối mặt với nhược cơ, cơ bắp không có sức, nên chúng tôi cứ từ từ động viên. Khoảng 10-15 phút được xoa bóp, mình sẽ động viên người bệnh tập trên giường trước, bác sĩ nói.
"Ai cũng vậy, khi mắc bệnh đều mệt mỏi chỉ muốn nằm, nhưng càng nằm càng đối mặt với nhược cơ, cơ bắp không có sức, nên chúng tôi cứ từ từ động viên. Khoảng 10-15 phút được xoa bóp, mình sẽ động viên người bệnh tập trên giường trước", bác sĩ nói.
Những bài tập giúp căng lồng ngực, hỗ trợ nâng dung tích phổi sẽ làm bệnh nhân hô hấp thoải mái hơn
Những bài tập giúp căng lồng ngực, hỗ trợ nâng dung tích phổi giúp bệnh nhân hô hấp thoải mái hơn.
Nếu người bệnh thân với các bệnh nhân khác, bác sĩ sẽ nhờ bệnh nhân khỏe hơn tập chung để các cụ bà đỡ ngại. Bệnh nhân sợ té ngã, bác sĩ sẽ ở phía sau để người bệnh yên tâm
Nếu người bệnh thân với các bệnh nhân khác, bác sĩ sẽ nhờ bệnh nhân khỏe hơn tập chung để các cụ bà đỡ ngại. Bệnh nhân sợ té ngã, bác sĩ sẽ ở phía sau để người bệnh yên tâm.
Từng bước một giúp bệnh nhân tự tin hơn trong việc tự tập thể dục, sau 20 phút được hỗ trợ, cụ bà đã tự nhìn theo người bệnh xung quanh và tập rất...giỏi
Từng bước một giúp bệnh nhân tự tin hơn trong việc tự tập thể dục, sau 20 phút được hỗ trợ, cụ bà đã tự nhìn theo người bệnh xung quanh và tập rất... giỏi.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiếp tục đến giường, khích lệ người bệnh tập chân, tay kết hợp hít thở để hạn chế tối đa nhược cơ ở người bệnh. Có như vậy sau khi khỏi COVID-19, người bệnh sẽ sớm hòa nhập các hoạt động thường ngày khi hết bệnh, về nhà
Lúc này, bác sĩ sẽ tiếp tục đến giường, khích lệ người bệnh tập chân, tay kết hợp hít thở để hạn chế tối đa tình trạng nhược cơ. Có như vậy, sau khi được điều trị khỏi, người bệnh sẽ sớm hòa nhập các hoạt động thường ngày và được về nhà.
PGS.TS Đỗ Đào Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, kiêm trưởng khoa Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tùy tuổi tác, bệnh kèm theo,… chúng tôi phải đặt mục tiêu hồi phục cho từng bệnh nhân cụ thể để tập vật lý trị liệu, cố gắng phục hồi tối đa để bệnh nhân có thể trở về gia đình, hòa nhập với xã hội
PGS.TS Đỗ Đào Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, kiêm trưởng khoa Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Tùy tuổi tác, bệnh kèm theo… chúng tôi phải đặt mục tiêu hồi phục cho từng bệnh nhân cụ thể để tập vật lý trị liệu, cố gắng phục hồi tối đa để bệnh nhân có thể trở về gia đình, hòa nhập với xã hội".

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI