Khát vọng sống: Người từng 'thèm chết' đã giành lại cuộc đời

17/03/2017 - 14:52

PNO - 'Bây giờ em đi hái tiêu với vợ được. Nếu đi làm thuê, người ta cũng trả em một trăm hai (120.000đ) đấy' - Phùng Thanh Liêm kể chuyện rồi quay sang nhìn vợ, cười như được mùa.

Cách đây hai năm, người đàn ông 31 tuổi này bị hóa thành ngọn đuốc sống. Anh từng 'thèm chế' vì sợ vợ khổ, vì không chịu nổi những vết sẹo co rút giày xéo thân thể co quắp, nằm không được mà ngồi cũng không xong. 

Khat vong song: Nguoi tung 'them chet' da gianh lai cuoc doi
Phùng Thanh Liêm cười tươi trong lần đi tái khám - Ảnh: Xuân Anh

Nếu có thể chết

Một ngày đầu năm 2017, nhân dịp đi tái khám, Phùng Thanh Liêm “hội ngộ” cùng các bác sĩ (BS) điều trị cho mình tại Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM). Anh dắt tay vợ, hai vợ chồng cười phớ lớ. Nhưng tiến sĩ - BS Phan Minh Hoàng, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Quận 2 lâu lâu phải 'nắn' anh: “Liêm đừng đi như rô-bốt vậy nữa, thoải mái lên anh xem nào”.

Liêm hít một hơi rồi ưỡn ngực, vung vẩy tay cho quen. Được vài bước, Liêm lại quên, cứ gồng cứng hai tay, ép thẳng vào người như đứng nghiêm chào cờ. “Khỏi bệnh rồi nhưng em cứ nghĩ mình còn sẹo đầy nách như ngày xưa, BS ạ” - Liêm gãi đầu, cười hề hề. 'Vết sẹo trên cơ thể Liêm thì đã chữa được. Có lẽ, điều cần làm bây giờ là Liêm phải tự chữa vết sẹo tâm lý. Liêm vẫn còn nghĩ mình là một người khuyết tật như trước' - BS Hoàng giải thích.

'Như trước' có nghĩa chị Đỗ Thị Thúy Vân - vợ Liêm, đặt Liêm nằm đâu thì Liêm nằm đấy. Người đàn ông sức dài vai rộng ngày nào phải phụ thuộc hoàn toàn vào vợ, từ ăn uống đến tắm gội, đi vệ sinh. Và chính Liêm cũng không nghĩ có lúc anh bật khóc như một đứa trẻ vì không chịu nổi những vết sẹo co rút: 'Nhiều lúc em thương vợ con quá, thấy mình sống ngày nào là vợ khổ ngày đấy. Em chỉ muốn chết để giải thoát cho cô ấy, cho chính mình. Nhưng em có đứng lên được đâu. Muốn chết cũng không biết chết bằng cách nào' - Liêm kể về nhưng ngày tháng đau đớn sau tai họa.

Đó là một buổi chiều cuối tháng 9/2014, sau một ngày đi rẫy mệt nhoài, thấy trời còn sáng, Liêm chạy xe đi mua mấy lít xăng để hôm sau chạy máy tưới cà phê. Hai vợ chồng đang nấu ăn thì bất ngờ con gà chạy vào bếp làm đổ can xăng, 5 lít xăng chảy thành một đường dài nối từ bếp củi đến chỗ hai vợ chồng ngồi. Lúc đó, Liêm vẫn còn kịp đẩy vợ ra nên Vân chỉ bị cháy xém chân phải, còn cả người Liêm trong giây khắc đã hóa thành ngọn đuốc sống. 

Thấy chồng quằn quại trong lửa, Vân quên luôn vết thương trên người mình. Chị lao vào nhà, giật được tấm ri-đô trùm lên người chồng mong dập được ngọn lửa điên cuồng, nhưng vô ích. Chị gào lên gọi hàng xóm đến giúp chồng. Những người hàng xóm ở cách nhà chị cả rẫy cà phê một lúc lâu mới nghe được giọng gần như lạc đi của Vân. Họ tới khi những mảng thịt trên người Liêm đang rơi xuống.

Liêm được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đăk Nông, nhưng nhìn người đàn ông toàn thân bỏng nặng, vết bỏng sâu hoắm, BS quyết định chuyển thẳng anh về Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ngay trong đêm. Liêm được đưa vào săn sóc đặc biệt. Sau 20 ngày, anh qua cơn nguy kịch nhưng chịu thương tật với những vết bỏng sâu với diện tích 75% cơ thể: 'Mặt, cổ, nách, tay chân… chỗ nào cũng đau, cứ như khắp người có những con sao cứa vào da thịt mình' - Liêm kể, vẫn chưa quên được nỗi đau. Một tháng sau, anh được trải qua những cuộc phẫu thuật để cắt lọc vết thương và cấy ghép da. 

Nhưng khi cơ thể vẫn còn nham nhở những vết thương, Liêm xin xuất viện. Bởi rẫy cà phê - kế mưu sinh của cả nhà - đã bán, hai con anh cũng phải gửi về quê cho ông bà trông giúp. Hai vợ chồng không thể “xoay xở” thêm khoản tiền nào để chữa bệnh nữa.

Cuộc gặp định mệnh

Liêm tưởng mình sẽ chết trong thân hình co quắp vì những vết sẹo co rút khắp người. Anh ngày càng gầy mòn, suy kiệt vì thiếu ăn và không vận động được. Cho đến một ngày, cuộc gặp gỡ định mệnh với đoàn BS trẻ đến từ TP.HCM đã thay đổi cuộc đời anh.
Cuối năm 2014, trong một lần các BS Hội Thầy thuốc trẻ của TP.HCM đi khám từ thiện cho bà con ở Đăk Nông, một phụ nữ trẻ tuổi hớt hơ hớt hải chạy ra, níu lấy tay BS, ánh mắt đầy hy vọng: “Bác ơi, vào khám cho chồng em với”. BS Phan Văn Đức, Phó giám đốc Bệnh viện Quận 2 chạy xe gắn máy từ chỗ khám bệnh tới chiếc chòi nhỏ lợp tranh mà người phụ nữ gọi là nhà. Trong nhà, một người đàn ông nằm co quắp, khắp người đầy những vết sẹo co rút. Đó là Liêm.

'Khi nhìn thấy những vết sẹo trên người Liêm, tôi cũng khá bối rối và nghĩ rằng một mình không đủ sức đưa ra được quyết định nào. Tôi gọi cho TS-BS Phan Minh Hoàng vào thăm khám. Hai anh em gọi điện cho BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Khám tại chỗ, chúng tôi thấy Liêm bị sẹo đến 75% diện tích cơ thể. Hai tay, hai chân, vùng nách, khuỷu tay, khớp gối bị sẹo co rút nặng nên ảnh hưởng toàn bộ đến vận động và sinh hoạt. Liêm còn bị suy kiệt, hướng điều trị khó. Mấy anh em hội chẩn và trao đổi với nhau qua điện thoại. Và chúng tôi đồng quan điểm, phải tìm cách nào để đưa Liêm về Sài Gòn điều trị' - BS Đức kể.

Trước khi về, BS Đức, BS Hoàng và các BS trong đoàn lục được vài triệu đồng trong túi, gom lại đưa cho Vân, dặn bồi bổ cho chồng để sau tết, khi sức khỏe Liêm khá hơn, các BS sẽ lên đón Liêm về Sài Gòn. Các BS hứa lo toàn bộ chi phí điều trị. “Hôm nghe có BS từ Sài Gòn về khám bệnh, nhà em được phát phiếu khám. Nhưng chồng em không đi lại được, em đứng chờ BS khám gần xong mới dám chạy lại nhờ các bác ấy vào thăm khám cho chồng em. Không ngờ các BS quá tình nghĩa. Hai vợ chồng mừng rơi nước mắt và tin rằng các BS sẽ quay lại như lời hứa” - Vân thổn thức.
Vào tháng 3/2015, Liêm được các BS đưa vào khoa Ngoại, Bệnh viện Quận 2. Nhận được sự trợ giúp của các BS Bệnh viện Chợ Rẫy, ê kíp BS Bệnh viện Quận 2 tiến hành các ca mổ cho Liêm. Anh trải qua tổng cộng tám lần phẫu thuật giải phóng sẹo và cấy ghép da từng phần, bắt đầu từ vùng nách hai bên đến tay chân, các khuỷu tay, khớp gối. Sau đó, BS theo dõi vết thương, tăng sinh kéo dãn chi, tiếp tục giải phóng sẹo co rút các bộ phận khác. 

'Trước mắt, chúng tôi tính phẫu thuật để giúp Liêm không phải sống một cuộc đời tàn phế. Bởi thời điểm đó, Liêm mới 29 tuổi mà đã phải nằm một chỗ. Liêm khổ đã đành, mà bên cạnh anh lúc nào cũng phải có vợ chăm sóc. Hai vợ chồng cứ chăm nhau như thế thì làm gì còn thời gian, tâm trí làm ăn mà sống đúng nghĩa” - BS Đức nói. 

 'Chân của em, em phải học cách bước đi'

Để có tiền cho Liêm làm phẫu thuật, các BS trong Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM ban đầu tự bỏ tiền túi. Sau này, họ tìm được Mạnh Thường Quân giúp đỡ. Cuối cùng, các BS huy động được hơn 157 triệu đồng, trừ hết tiền viện phí, dư ra được hơn 62 triệu đồng. Số tiền này, các BS trao cả cho vợ chồng Liêm làm vốn sau khi ra viện.

Khi Liêm đã dần lấy lại được hình hài sau nửa năm phẫu thuật liên tiếp cũng là lúc anh bắt đầu một hành trình mới ở phòng vật lý trị liệu để tập những bước đi đầu tiên. Một thời gian dài không vận động, cộng với chứng viêm xương sau thời gian kéo dãn chân, đôi chân Liêm dường như trở nên lạ lẫm với mặt đất.

'Nói thật, nhìn những bước chân đầu tiên của Liêm, tôi cảm nhận được nỗi đau của cậu ấy. Biết Liêm đau lắm, nhưng chúng tôi không thể để Liêm bỏ cuộc. Bởi BS chỉ có thể giúp cậu ấy một nửa đoạn đường, đó là giải phóng sẹo. Một nửa đoạn đường còn lại phụ thuộc vào sự cố gắng của chính bệnh nhân. Chúng tôi vẫn động viên Liêm, rằng chân của em, em phải học cách bước đi' - tiến sĩ - BS Phan Minh Hoàng chia sẻ.

Sau khoảng thời gian trò chuyện với BS, Liêm hiểu được và không ngừng nỗ lực tập luyện. Anh vịn vào tay vợ, kiên trì nhích từng bước chân một. 'Có lúc, nửa đêm, anh ấy gọi điện cho BS Hoàng nói “Anh ơi, em đau quá. Hai người trò chuyện với nhau một lúc lâu. Hôm sau, chồng em lại đòi tập' - Vân nhớ lại. 

Khat vong song: Nguoi tung 'them chet' da gianh lai cuoc doi
 

Trời không phụ lòng người, sau vài tháng tập luyện, Liêm đi lại, vận động linh hoạt. Anh được xuất viện, hai vợ chồng cầm số tiền 62 triệu đồng do các BS trao tặng, về quê làm vốn. Họ trở về với cuộc sống bình yên như trước. Liêm và vợ vẫn quấn quít bên nương rẫy.

Hai vợ chồng lại trồng tiêu, nuôi gà. 'Em phụ vợ được việc nhà, phụ vợ đi hái tiêu. Lúc nào nhà hết việc, em xin đi làm thuê, người ta trả em những một trăm hai tiền công. Hai vợ chồng ráng làm dành dụm, sau này có ít tiền thì mua thêm cái rẫy để trồng cà phê' - Liêm nói về ước mơ bình dị. Niềm hy vọng lại ánh lên trong đôi mắt cặp vợ chồng trẻ.

'Hai vợ chồng không biết phải cảm ơn nghĩa tình của BS Hoàng, BS Đức và các BS Bệnh viện Quận 2 như thế nào. Nơi này tái sinh em và cho em một cuộc đời mới' - người đàn ông 31 tuổi rơm rớm nước mắt, nhưng đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và lòng biết ơn.

 Xuân Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.