Theo đó, các cấp bộ đoàn, hội sẽ nắm bắt những trường hợp khó khăn cần hỗ trợ qua chức năng Zalo connect của ứng dụng Zalo để tìm kiếm những người cần giúp đỡ. Từ đó, xác minh thông tin cụ thể, chính xác về người cần giúp đỡ và phối hợp cùng chính quyền, mặt trận tổ quốc các địa phương tổ chức vận động hỗ trợ kịp thời cho người dân.
|
Anh Bùi Hoài Nam - Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa (bên phải) trao quà cho những người khiếm thị gặp khó khăn tại TP. Nha Trang |
Đối tượng hỗ trợ là người nghèo; người lao động tự do mất việc; thanh niên, sinh viên, học sinh, thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn... Mỗi túi quà an sinh trị giá từ 250.000 đồng trở lên bao gồm gạo, dầu ăn, trứng, thịt hộp, nước mắm, sữa và một số nhu yếu phẩm khác.
Ngay sau khi phát động, Tỉnh đoàn Khánh Hòa đã đến trao tặng, hỗ trợ 70 túi an sinh cho 70 trường hợp là người khiếm thị đang cư trú tại TP. Nha Trang.
Dự kiến, các đơn vị trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hòa sẽ vận động và trao khoảng 12.000 túi an sinh cho người dân, thanh thiếu niên... đang gặp khó khăn do dịch COVID-19 trong toàn tỉnh.
|
Dự kiến, chương trình "Túi sẻ chia - giúp người quanh bạn" sẽ trao 12.000 suất quà đến người dân gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa |
Về tình hình dịch bệnh, từ ngày 23/6 đến 17g ngày 14/9, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 7.342 ca dương tính với SARS-CoV-2. Có 8/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ghi nhận có ca mắc COVID-19.
* Chiều tối 14/9, Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm đối tượng phát tán tin giả, tin sai sự thật về việc phong tỏa TP. Bạc Liêu vào ngày 14/9, gây hoang mang trong dư luận.
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch có dấu hiệu gia tăng. Ngày 14/9, đã có người tung tin “phong tỏa toàn TP. Bạc Liêu”, gây hoang mang cho người dân, dẫn đến tình trạng một số người dân bất chấp dịch bệnh đổ xô đi mua nhu yếu phẩm. Điều này gây nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch.
|
Rộ tin giả phong tỏa TP. Bạc Liêu ngày 14/9, người dân đổ xô đi mua thực phẩm - Ảnh: CTV |
Phó chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch khẩn trương điều tra, xác định đối tượng phát tán tin giả, tin sai sự thật và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường rà soát, phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc; nhận diện, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng; kịp thời thông tin các nội dung cần thiết để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, không để tác động xấu đến dư luận.
* Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký quyết định điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp để phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định số 2905/QĐ-UBND ngày 3/9/2021.
Theo đó, từ 8g ngày 16/9/2021 cho đến khi có thông báo mới, điều chỉnh, bổ sung các hoạt động mà người dân được phép tham gia.
1. Đối với vùng vàng (bao gồm cả vùng/điểm xanh ở các khu dân cư tại các phường, xã vùng vàng): Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội, người dân được ra khỏi nhà để tham gia một số hoạt động:
a) Hoạt động các điểm bán hàng lương thực, thực phẩm và hàng thiết yếu do cơ quan có thẩm quyền cho phép: Mỗi hộ gia đình chỉ được 1 người đi mua hàng trực tiếp, 5 ngày 1 lần và có giấy đi mua hàng QR Code.
b) Các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa điện, nước dân sinh; cơ sở phát hành xuất bản phẩm, văn phòng phẩm, cửa hàng máy vi tính; cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp: Được bố trí tối đa 50% số người làm việc. Người dân được đến các cửa hàng này trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố. Trường hợp cần thiết đi ra khỏi phạm vi thôn/tổ dân phố thì phải có giấy đi đường do UBND phường, xã cấp.
c) Cửa hàng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe gắn máy, xe ô tô: Được bố trí tối đa số người làm việc, chỉ được phục vụ cho những người tham gia các hoạt động theo quy định tại Quyết định số 2905/QĐ-UBND và Quyết định này.
d) Hoạt động bưu chính viễn thông, báo chí và phát hành báo chí: Được bố trí tối đa số người làm việc.
đ) Ngân hàng, cảng biển, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, trạm quản lý đường bộ: Được bố trí tối đa 70% số người làm việc.
e) Cửa hàng/doanh nghiệp cung cấp gas, điện, nước, xăng dầu: Được bố trí tối đa 50% số người làm việc.
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bổ trợ doanh nghiệp (chứng khoán, đăng kiểm, kiểm toán, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm, bảo vệ chuyên nghiệp), dịch vụ bổ trợ tư pháp (công chứng, luật sư, đấu giá, thừa phát lại, trọng tài thương mại, tư vấn pháp luật, thanh lý tài sản, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc): Được bố trí tối đa 50% số người làm việc.
h) Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp:
- Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có dưới 100 lao động được bố trí tối đa số người làm việc.
- Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 100 lao động trở lên được bố trí tối đa 70% số người làm việc (nếu 70% số người làm việc này chưa đến 100 người thì được bố trí tối đa 100 người). Trường hợp đủ điều kiện thực hiện phương án “3 tại chỗ” thì được bố trí số người làm việc theo phương án.
i) Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài khu công nghệ cao và các khu công nghiệp:
- Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có dưới 100 lao động được bố trí 70% số người làm việc.
- Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có từ 100 lao động trở lên được bố trí tối đa 50% số người làm việc (nếu 50% số người làm việc này chưa đến 70 người thì được bố trí tối đa 70 người). Trường hợp đủ điều kiện thực hiện phương án “3 tại chỗ” thì được bố trí số người làm việc theo phương án.
k) Cơ quan, công sở nhà nước: Được bố trí tối đa 70% số người làm việc (trừ lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch như công an, quân đội, y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp). Trường hợp cơ quan, công sở có 100% cán bộ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 thì được bố trí tối đa số người làm việc.
l) Các công trình xây dựng: Được bố trí tối đa số người làm việc, trường hợp có lao động ngoại tỉnh thì phải thực hiện "3 tại chỗ".
|
Đường Lê Duẩn, tuyến đường trung tâm của Đà Nẵng |
2. Đối với vùng xanh (thiết lập theo quy mô cấp phường, xã trở lên khi 14 ngày liên tục không có ca nhiễm trong cộng đồng) và liên vùng xanh (nhiều vùng xanh cấp phường, quận liền kề nhau), người dân được ra khỏi nhà để tham gia một số hoạt động:
a) Hoạt động siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi (chuỗi siêu thị mini), chợ truyền thống được bán hàng trực tiếp cho người dân trong phạm vi vùng xanh và liên vùng xanh. Mỗi hộ gia đình chỉ được 1 người đi siêu thị hoặc đi chợ 3 ngày một lần và phải có giấy mua hàng QR Code theo quy định.
b) Hoạt động của các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa điện, nước dân sinh; cơ sở phát hành xuất bản phẩm, văn phòng phẩm, cửa hàng máy vi tính; cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp. Mỗi hộ gia đình chỉ được 1 người đi mua hàng, sử dụng dịch vụ trực tiếp trong phạm vi vùng xanh và liên vùng xanh.
c) Các hình thức thể dục, thể thao tại nơi công cộng trong phạm vi vùng xanh, thời gian từ 5g - 7g và từ 17g - 19g (giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét).
d) Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán mang về; nhận đặt hàng và bán hàng qua mạng (không được phục vụ khách ăn, uống tại chỗ).
Huyền Hoa - An Khương - Lê Đình Dũng