Khám phá văn bia cổ ghi dấu chiến công của Thượng hoàng Trần Minh Tông

08/01/2024 - 18:43

PNO - Để văn bia cổ gần 700 năm tuổi không bị lãng quên, Nghệ An đang lên kế hoạch đề nghị UNESCO công nhận Bia ma nhai là di sản tư liệu, đồng thời quy hoạch lại để phát triển du lịch.

 

Huyện Con Cuông nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 110km. Con Cuông được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, với nhiều thác nước hùng vĩ, những dãy núi đá vôi trải dài kỳ thú và hấp dẫn. Đây cũng là nơi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đóng quân khi đích thân chỉ huy quân đội chinh phạt Ai Lao gây hấn ở vùng biên phía tây Nghệ An năm 1335.
Huyện Con Cuông nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 110km. Con Cuông được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, với nhiều thác nước hùng vĩ, những dãy núi đá vôi trải dài kỳ thú và hấp dẫn. Đây cũng là nơi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đóng quân khi đích thân chỉ huy quân đội chinh phạt Ai Lao gây hấn ở vùng biên phía tây Nghệ An năm 1335.
Sau thắng lợi, Thượng hoàng Trần Minh Tông xuống chiếu lui quân. Trong lúc nghỉ ngơi trên đường hồi kinh ở núi Thành Nam (xã Chi Khê, huyện Con Cuông), Thượng hoàng Trần Minh Tông đã cho thợ mài đá núi, đục chữ ghi lại chiến công rạng rỡ trên vòm núi đá vôi, gọi là Ma nhai kỷ công bi văn.
Sau thắng lợi, Thượng hoàng Trần Minh Tông xuống chiếu lui quân. Trong lúc nghỉ ngơi trên đường hồi kinh ở núi Thành Nam (xã Chi Khê, huyện Con Cuông), Thượng hoàng Trần Minh Tông đã cho thợ mài đá núi, đục chữ ghi lại chiến công rạng rỡ trên vòm núi đá vôi, gọi là Ma nhai kỷ công bi văn.
“Tháng Quý Đông (tháng 12 âm lịch), Hoàng đế đóng ngự doanh ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu, hạ lệnh cho các tướng cùng binh lính man di kéo vào nước ấy, tên nghịch tặc Bổng nghe tiếng chạy trốn, bèn hạ chiếu đem quân về” - một đoạn trong nội dung Bia ma nhai. Theo người dân địa phương, Cự Đồn là một địa danh thuộc huyện Con Cuông, còn Mật Châu là tên gọi cũ của phía tây nam Nghệ An.
“Tháng Quý Đông (tháng 12 âm lịch), Hoàng đế đóng ngự doanh ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu, hạ lệnh cho các tướng cùng binh lính man di kéo vào nước ấy, tên nghịch tặc Bổng nghe tiếng chạy trốn, bèn hạ chiếu đem quân về” - một đoạn trong nội dung Bia ma nhai. Theo người dân địa phương, Cự Đồn là một địa danh thuộc huyện Con Cuông, còn Mật Châu là tên gọi cũ của phía tây nam Nghệ An.
Không giống như các bia đá khác, bia Ma nhai khắc trực tiếp lên núi Thành Nam không ghi rõ người soạn, người viết chữ, kể cả hoa văn trang trí xung quanh. Tuy nhiên, theo ông Phan Anh Tài - Trưởng phòng Văn hóa huyện Con Cuông - cho biết, các tài liệu lịch sử ghi lại, người trực tiếp khắc chữ là Tể tướng Nguyễn Trung Ngạn - người cùng đi đánh giặc với Thượng hoàng Trần Minh Tông lúc bấy giờ.
Không giống như các bia đá khác, bia Ma nhai khắc trực tiếp lên núi Thành Nam không ghi rõ người soạn, người viết chữ, kể cả hoa văn trang trí xung quanh. Tuy nhiên, theo ông Phan Anh Tài - Trưởng phòng Văn hóa huyện Con Cuông - các tài liệu lịch sử ghi lại, người trực tiếp khắc chữ là Tể tướng Nguyễn Trung Ngạn - người cùng đi đánh giặc với Thượng hoàng Trần Minh Tông lúc bấy giờ.
Bia cổ có kích thước 2,1m x 1,6m, được khắc vào vòm đá trước cửa hang đá núi Thành Nam (xã Chi Khê, huyện Con Cuông), ngoảnh mặt trông ra sông Lam. Theo kết quả đo đạc, trung bình mỗi chữ có đường kính khoảng 10,5cm, được khắc sâu vào đá 0,5mm.
Bia cổ có kích thước 2,1m x 1,6m, được khắc vào vòm đá trước cửa hang đá núi Thành Nam (xã Chi Khê, huyện Con Cuông), ngoảnh mặt trông ra sông Lam. Theo kết quả đo đạc, trung bình mỗi chữ có đường kính khoảng 10,5cm, được khắc sâu vào đá 0,5mm.
Gần 700 năm trôi qua, bia ma nhai còn nguyên vẹn với 155 chữ Hán chia làm 14 dòng. Bia được khắc ở độ cao gần 100m nên du khách khi đi trên quốc lộ 7 hay thậm chí đi thuyền trên sông Lam qua núi Thành Nam đều có thể chiêm ngưỡng “bức tranh” chữ độc đáo này.
Gần 700 năm trôi qua, bia ma nhai còn nguyên vẹn với 155 chữ Hán chia làm 14 dòng. Bia được khắc ở độ cao gần 100m nên du khách khi đi trên quốc lộ 7 hay thậm chí đi thuyền trên sông Lam qua núi Thành Nam đều có thể chiêm ngưỡng “bức tranh” chữ độc đáo này.
Hang đá ngay dưới mỏm núi Thành Nam được khắc bia cũng được người dân lập bàn thờ, cử người tuần tra canh gác bảo vệ. Hàng tháng ngày mồng một, ngày rằm các bản gần, bản xa đều có lễ vật trà, quả, hương, đăng lên chiêm bái, tưởng nhớ những tướng sỹ, binh sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương.
Hang đá ngay dưới mỏm núi Thành Nam được khắc bia cũng được người dân lập bàn thờ, cử người tuần tra canh gác bảo vệ. Hàng tháng ngày mồng một, ngày rằm các bản gần, bản xa đều có lễ vật trà, quả, hương, đăng lên chiêm bái, tưởng nhớ những tướng sĩ, binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương.
Tháng 8/2011, Bia ma nhai khắc trên núi Thành Nam được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện chính quyền địa phương cũng đã xây dựng biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu về di tích. Lối dẫn lên văn Bia ma nhai được xây bậc thang bê tông để du khách tiện đến tham quan.
Tháng 8/2011, Bia ma nhai khắc trên núi Thành Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện chính quyền địa phương cũng đã xây dựng biển chỉ dẫn, bảng giới thiệu về di tích. Lối dẫn lên văn Bia ma nhai được xây bậc thang bê tông để du khách tiện đến tham quan.
“Hiện Sở Khoa học công nghệ đang làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Bia ma nhai là di sản tư liệu. UBND huyện Con Cuông cũng đang lập đề án quy hoạch 7ha quanh núi Thành Nam để bảo vệ bia cổ và phát triển du lịch” - ông Tài nói.
“Hiện Sở Khoa học và Công nghệ đang làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Bia ma nhai là di sản tư liệu. UBND huyện Con Cuông cũng đang lập đề án quy hoạch 7ha quanh núi Thành Nam để bảo vệ bia cổ và phát triển du lịch” - ông Tài nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI