Khám phá Sin Suối Hồ

12/12/2021 - 10:50

PNO - Sin Suối Hồ, bản vùng cao tại Phong Thổ, Lai Châu hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan, văn hóa độc đáo và qua những câu chuyện của vị trưởng bản người Mông, một hướng dẫn viên đặc biệt.

 

Sin Suối Hồ bản du lịch cộng đồng còn giữ được nhiều nét nguyên sơ của đồng bào dân tộc Mông thuộc xã Sin Suối Hồ thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu. Địa danh này những năm gần đây được nhiều du khách tìm đến khi khám phá Tây Bắc.
Sin Suối Hồ, bản du lịch cộng đồng còn giữ được nhiều nét nguyên sơ của đồng bào dân tộc Mông, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Địa danh này những năm gần đây được nhiều du khách tìm đến khi khám phá Tây Bắc.

 

Nằm cách TP. Lai Châu gần 40 km đường đồi, gần địa phận Trung Quốc, Sin Suối Hồ
Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30km, đường lên Sin Suối Hồ chủ yếu là đèo, dốc, núi non hiểm trở. Nơi đây sở hữu nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, khí hậu mát mẻ... 

 

Đón tiếp chúng tôi là trưởng bản - Vàng A Chỉnh
Trưởng bản Vàng A Chỉnh trở thành hướng dẫn viên đặc biệt cho chúng tôi. Phong tục, văn hóa... của người dân tộc Mông trở nên lôi cuốn qua câu chuyện của người trưởng bản rất đỗi hiền lành này.

 

Mâm cơm đặc trưng của người Mông tại Sinh Suối Hồ. nộm chuối, lòng gà xào cải, thịt lợn bản, gà đồi đặc biệt được chế biến theo khẩu vị của người dân tộc có kết hợp với một số loại cây, hạt đặc trưng của Tây Bắc như: ngũ quả, mắc khén,... Anh Vàng A Chỉnh cho biết, mọi loại thực phẩm, rau, củ, quả đều được tự cung, tự cấp ngay tại bản. Bữa cơm dân giả của gia đình người Mông đãi khách gồm: 
Mâm cơm đặc trưng của người Mông tại Sin Suối Hồ dùng để đãi khách, gồm các món nộm (gỏi) chuối, lòng gà xào cải, thịt lợn bản, gà đồi chế biến cùng một số loại cây, hạt đặc trưng của Tây Bắc như: ngũ quả, mắc khén... Ông Vàng A Chỉnh cho biết, mọi loại thực phẩm, rau, củ, quả đều được tự cung, tự cấp ngay tại bản. 

 

Trong bữa ăn, du khách sẽ được gia chủ giới thiệu về văn hóa người dân địa phương, các tập tục cưới, hỏi, sinh hoạt và cả những thay đổi rất... hiện đại của người Mông. điểm thay đổi lớn nhất của bản chắc là việc bỏ được rượu và thuốc phiện. Con cái trong bản hầu như đều được đến trường, các con dâu, con ruột của bác vẫn làm xen công việc, vừa đến trường học thêm kiến thức.Trong ảnh: cậu bé người Mông là cháu nội của trưởng bản Vàng A Chỉnh. Vị trường bản bề ngoài còn rất trẻ nhưng bác đã có rất nhiều con, cháu. Trưởng Bản kể, 
Trong bữa ăn, du khách sẽ được gia chủ giới thiệu về văn hóa người dân địa phương, các tập tục cưới, hỏi, sinh hoạt và cả những thay đổi rất... hiện đại của người Mông. Điểm thay đổi lớn nhất của bản là việc bỏ được nạn rượu và thuốc phiện. Con cái trong bản hầu như đều được đến trường... Trong ảnh: cậu bé là cháu nội của trưởng bản Vàng A Chỉnh. 

 

Xong buổi ăn, trưởng bản dẫn chúng tôi tham quan một vòng để tìm hiểu về văn hoá, nếp sống của người Mông tại Sin Suối Hồ. Trong ảnh: một loại cây
Cây tung qua sủ, theo lời ông Vàng A Chỉnh có tuổi đời 300 năm. Người dân trong bản dùng vỏ loài cây này để nhuộm quần áo.

 

Trong Bản có khoảng 142 hộ, hơn 700 nhân khẩu bà con người Mông tại Sin Suối Hồ chủ yếu là nương rẫy, du lịch công động để sinh sống.
Cả bản Sin Suối Hồ có khoảng 142 hộ, hơn 700 nhân khẩu. Công việc chính của người dân nơi đây là làm nương rẫy, thêu dệt vải... gần đây bà con bắt đầu làm du lịch cộng đồng. Đây là địa điểm được rất nhiều khách quốc tế yêu thích khi đến Việt Nam.

 

Một vài điểm thú vị ở Bản Sin Suối hồ là hòn đá sổ đỏ nơi trước đây khi chính quyền địa phương chưa cấp sổ đỏ, người dân tộc tự khắc, phân chia lãnh thổ, nhà ở trên một hòn đá lớn giữa làng gọi là đá sổ đỏ.
Hòn đá "sổ đỏ" nằm giữa làng, địa danh lưu giữ câu chuyện thú vị của người dân trong bản. Trước đây, khi chính quyền địa phương chưa cấp sổ đỏ, người dân tự khắc, phân chia nhà ở, ruộng nương ngay trên một hòn đá này. Cái tên "đá sổ đỏ" có nguồn gốc từ đó.

 

Đến nay đá sổ đỏ là một điểm tham quan, giới thiệu của bà con Mông đến du khách, hay là nơi vui đùa của lũ trẻ vùng cao.
Đến nay, đá "sổ đỏ" là một điểm tham quan, giới thiệu của bà con Mông đến du khách, hay là nơi vui đùa của lũ trẻ vùng cao.

 

Bức tường của một ngôi có tuổi đời 300 năm. Vì nhiệt độ buổi tối, đặt biệt vào những tháng rét vùng Sin Suối Hồ nhiệt độ xuống rất thấp Người Mông tại bản thường dùng đất nhào với phân bò để đắp tường, gia cố và giữ ấm cho ngôi nhà. .
Bức tường của một ngôi nhà có tuổi đời 300 năm. Buổi tối, nhất là những tháng mùa đông, nhiệt độ tại Sin Suối Hồ xuống rất thấp, người Mông tại bản thường dùng đất nhào với phân bò để đắp tường, gia cố và giữ ấm cho ngôi nhà. 

 

Du khách được giới thiệu về văn hoá nhà ở của dân tộc Mông ở Lai Châu.
Du khách được giới thiệu về văn hóa nhà ở của dân tộc Mông ở Lai Châu.

 

Một điều đặt biệt khác, trước cổng chào của mỗi nhà dân đều gắn các vật trang trí là văn hoá đặt trưng của bà con vùng núi, như con trâu cày, chiếc ghế ngồi, cà kheo, khèn, sáo,...để nhầm lưu giữ lại bản sặc, văn hoá đặt trưng của đồng bào
Những ngôi nhà ở đây thường có cổng chào và người dân dùng các vật trang trí cổng như con trâu cày, chiếc ghế ngồi, cà kheo, khèn, sáo... như một cách lưu giữ lại bản sắc, văn hóa truyền thống.

 

nhấp môi chén rượu nòng thưởng thức những tiếc mục văn nghệ đậm chất địa phương, văn hoá vùng cao do chính con, em trong bản biểu diễn bên ối xuống nhiệt độ Bản Sin Suối Hồ khá lạnh, du khách sẽ có dịp vừa được sưởi mình bên bếp lửa đỏ, .
Nhấm nháp chén rượu nóng, hòa mình vào những điệu múa, bản nhạc do chính con em trong bản biểu diễn bên bếp lửa hồng... là cách lý tưởng để du khách quên đi cái lạnh về đêm tại Sin Suối Hồ.

 

 

Du khách đang thưởng thức văn nghệ địa phương qua các điệu múa khăn, múa khèn của các chàng trai, cô gái bản.
Những điệu múa khăn, múa khèn của các chàng trai, cô gái bản lôi cuốn nhiều du khách.

 

Trong ảnh, bọn trẻ con người dân tộc đến xem văn nghệ, đốt lửa trại cảnh tượng đã rất lâu bản này không tổ chức vì gián đoạn bởi dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 khiến bản không thể đón khách du lịch trong nhiều tháng qua. Những em nhỏ trong bản lâu lắm rồi mới được xem văn nghệ, đốt lửa trại.

 

Do được quy hoạch làm điểm du lịch văn hoá cộng đồng, đồng bào Mông ở Sin Suối Hồ ngày nay đầu khá tốt trong các khâu xây dựng sản phẩm từ lưu trú, homstay, ẩm thưc,... đến ý thức trong việc bảo
Do được quy hoạch làm điểm du lịch văn hóa cộng đồng, đồng bào Mông ở Sin Suối Hồ ngày nay đầu khá tốt trong các khâu xây dựng sản phẩm từ lưu trú, homestay, ẩm thực... gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống. 

 

gười Mông thường ăn cháo nóng, ăn xôi nếp chấm muối vừngvào sáng sơm, tại bản dưới cái lạnh của vùng cao, nhà n, khiến nhiều du khách lưu luyến khi rời Bản trở về phố thị.
Người Mông thường ăn cháo nóng, ăn xôi nếp chấm muối vừng vào sáng sớm.

 

Phiên chợ người Mông mỗi tuần họp hai ngày vào tối thứ 4 và sáng thứ 7. Du khách có thể chọn mua sản phẩm, đặc sản địa phương về làm qua.
Phiên chợ người Mông mỗi tuần họp hai ngày vào tối thứ Tư và sáng thứ Bảy. Du khách có thể chọn mua sản phẩm, đặc sản địa phương về làm quà.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI