Khám phá các danh thắng, di tích trong lòng phố biển Nha Trang

02/12/2023 - 10:56

PNO - Đến Nha Trang ngoài trải nghiệm các tour du lịch biển đảo, du khách còn có thể khám phá, tìm hiểu những danh thắng, di tích nằm ngay trong lòng thành phố.

Danh lam thắng cảnh Hòn Chồng – Hòn Đỏ nằm bên bờ vịnh Nha Trang, thuộc 2 phường Vĩnh Phước và Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Danh thắng gồm Hòn Chồng, Hòn Đỏ và Hội quán vịnh Nha Trang. Danh thắng này được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1998
Danh lam thắng cảnh Hòn Chồng - Hòn Đỏ nằm bên bờ vịnh Nha Trang, thuộc 2 phường Vĩnh Phước và Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Danh thắng gồm Hòn Chồng, Hòn Đỏ và Hội quán vịnh Nha Trang. Danh thắng này được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1998.
Hòn Chồng là một quần thể những khối đá thiên nhiên lớn nhỏ xếp chồng chất lên nhau nhiều tầng, nhiều lớp trải dài từ chân đồi Lasan ra vịnh biển Nha Trang, tạo nên những hình tượng kỳ thú. Nhóm đá ở phía Bắc gọi là Hòn Chồng, nhóm đá nhỏ thấp hơn ở phía Nam gọi là Hòn Vợ. Trông từ xa, Hòn Vợ như hình ảnh người vợ thủy chung ôm con ngồi hóa đá mòn mỏi chờ chồng ra khơi chưa trở về. Cũng có người hình dung, đó là cảnh âu yếm của người vợ thủy chung
Hòn Chồng là một quần thể những khối đá thiên nhiên lớn nhỏ xếp chồng chất lên nhau nhiều tầng, nhiều lớp trải dài từ chân đồi Lasan ra vịnh biển Nha Trang, tạo nên những hình tượng kỳ thú. Nhóm đá ở phía bắc gọi là Hòn Chồng, nhóm đá nhỏ thấp hơn ở phía nam gọi là Hòn Vợ. Trông từ xa, Hòn Vợ như hình ảnh người vợ thủy chung ôm con ngồi hóa đá mòn mỏi chờ chồng ra khơi chưa trở về. Cũng có người hình dung, đó là cảnh âu yếm của người vợ thủy chung.
Tạo hóa khéo sắp đặt, bãi đá lô nhô nhiều hình tượng như “cổng trời”, cánh tay bám đá, nụ hôn của biển, tiên ông… đã hình thành nên những truyền thuyết dân gian lôi cuốn, hấp dẫn và đậm chất nhân văn
Tạo hóa khéo sắp đặt, bãi đá lô nhô nhiều hình tượng như “cổng trời”, cánh tay bám đá, nụ hôn của biển, tiên ông… đã hình thành nên những truyền thuyết dân gian lôi cuốn, hấp dẫn và đậm chất nhân văn.
Hội quán vịnh Nha Trang là một công trình được xây dựng sau khi vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp trên thế giới. Hội quán được xây dựng từ kiến trúc truyền thống nhà rường của Huế.
Hội quán vịnh Nha Trang là một công trình được xây dựng sau khi vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp trên thế giới. Hội quán được xây dựng từ kiến trúc truyền thống nhà rường của Huế.
Hội Quán vịnh Nha Trang là một công trình được xây dựng sau khi vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp trên thế giới. Hội quán được xây dựng từ tháng 12/2004 đến cuối tháng 3/2005 hoàn thành đưa vào sử dụng và tiếp đón du khách
Du khách nước ngoài chụp hình lưu niệm khi tham quan tại Hội quán Vịnh Nha Trang
Đến đây, du khách còn được thưởng thức, hòa mình vào chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc độc đáo như đàn đá, đàn tranh, đàn bầu, đàn Tơ – rưng, đàn k’lông pút, trống…
Đến đây, du khách còn được thưởng thức, hòa mình vào chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc độc đáo như đàn đá, đàn tranh, đàn bầu, đàn T'rưng, đàn K’lông pút, trống…
Tỉnh Khánh Hòa xây dựng Hội quán để làm trụ sở liên lạc của Câu lạc bộ vịnh Nha Trang, tổ chức trưng bày, giới thiệu và quảng bá những thông tin, hình ảnh hoạt động của Vịnh đẹp trên thế giới và vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó, tại Hội quán cũng thường xuyên trưng bày, giới thiệu những sản phẩm văn hóa, hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của Khánh Hòa. Đặc biệt, Hội quán là nơi thường tổ chức giao lưu các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Tỉnh Khánh Hòa xây dựng Hội quán để làm trụ sở liên lạc của Câu lạc bộ vịnh Nha Trang, tổ chức trưng bày, giới thiệu và quảng bá những thông tin, hình ảnh hoạt động của vịnh đẹp trên thế giới và vịnh Nha Trang. Tại đây cũng thường xuyên trưng bày, giới thiệu những sản phẩm văn hóa, hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của Khánh Hòa. Đặc biệt, Hội quán là nơi thường tổ chức giao lưu các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Hòn Chồng là địa danh thu hút khách du lịch. Đứng tại hòn Chồng, du khách sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp to lớn và trong xanh của biển, hòa mình vào sự rộng lớn, hùng vĩ giữa biển và đất trời. Hòn Chồng cũng là địa điểm check-in đẹp mắt và lý tưởng dành cho quý khách
Hòn Chồng là địa danh thu hút khách du lịch. Đứng tại hòn Chồng, du khách sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp to lớn và trong xanh của biển, hòa mình vào sự rộng lớn, hùng vĩ giữa biển và đất trời. Hòn Chồng cũng là địa điểm check-in đẹp mắt và lý tưởng dành cho du khách
Du khách tha hồ chụp ảnh, check-in tại đây
Du khách tha hồ chụp ảnh, check-in tại đây. Cách Hòn Chồng khoảng 300m về phía Đông Nam là Hòn Đỏ. Hòn Đỏ được cấu tạo bởi những phiến đá lớn, phẳng xếp chồng chất kéo xuống đến mặt nước. 
Sau khi tham quan Hòn Chồng, du khách có thể đến tìm hiểu về Tháp Bà Ponagar. Tháp Bà tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang. Tháp Bà được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1979
Sau khi tham quan Hòn Chồng, du khách có thể đến tìm hiểu về Tháp Bà Ponagar. Tháp Bà tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang. Tháp Bà được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1979.
Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Quần thể di tích phân bố trên 3 mặt bằng gồm Tháp cổng, Mandapa, khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay, khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở 2 mặt bằng Mandapa, khu đền tháp. Trong ảnh Khu Mandapa Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ)
Quần thể di tích phân bố trên 3 mặt bằng gồm Tháp cổng, Mandapa, khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay, khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở 2 mặt bằng Mandapa, khu đền tháp. Trong ảnh là khu Mandapa, đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ).
Theo sử sách và những kết quả khảo sát thực địa, khu đền tháp này có tất cả 6 tháp. Ngoài 4  tháp hiện hữu, còn có 2 tháp ở khu vực phía sau, nhưng hiện nay chỉ còn nền móng của tháp cũ. Người Chăm gọi tháp là Kalan, dịch sang tiếng Việt nghĩa là đền, tháp. Các tháp Chăm ở đây được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Mỗi tháp đều có bốn cửa ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. 3 cửa ở 3 hướng Tây, Nam và Bắc chỉ là những ô cửa giả. Riêng cửa phía Đông được mở ra và kéo dài như một tiền sảnh
Theo sử sách và những kết quả khảo sát thực địa, khu đền tháp này có tất cả 6 tháp. Ngoài 4 tháp hiện hữu, còn có 2 tháp ở khu vực phía sau, nhưng hiện nay chỉ còn nền móng của tháp cũ. Người Chăm gọi tháp là Kalan, dịch sang tiếng Việt nghĩa là đền, tháp. Các tháp Chăm ở đây được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Mỗi tháp đều có 4 cửa ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Tuy nhiên, 3 cửa ở 3 hướng tây, nam và bắc chỉ là những ô cửa giả. Riêng cửa phía đông được mở ra và kéo dài như một tiền sảnh.
          Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục
Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.
Tại Tháp còn có biểu diễn múa Chăm phục vụ người dân và du khách đến tham quan
Tại Tháp còn có biểu diễn múa Chăm phục vụ người dân và du khách đến tham quan.
Hàng năm, từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch sẽ diễn ra Lễ hội Tháp Bà Ponagar với các hoạt động nghi thức như Lễ thay y Mẫu, lễ cầu quốc thái dân an, lễ thí thực, lễ cúng giờ Tý, lễ tế cổ truyền cùng hoạt động dâng hương lễ mẫu, múa dâng mẫu của các đoàn hành hương…
Hàng năm, từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch sẽ diễn ra Lễ hội Tháp Bà Ponagar với các hoạt động nghi thức như lễ thay y Mẫu, lễ cầu quốc thái dân an, lễ thí thực, lễ cúng giờ Tý, lễ tế cổ truyền cùng hoạt động dâng hương lễ mẫu, múa dâng mẫu của các đoàn hành hương… Lễ hội này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.
Theo truyền thuyết, Thiên Y A Na Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar) là người “Mẹ xứ sở”, có công dạy nhân dân cách làm ăn, giáo hóa văn minh, đem lại cuộc sống hòa bình, no đủ. Bà là vị phúc thần của nhân dân Khánh Hòa, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, được nhân dân tôn kính, thờ phụng
Theo truyền thuyết, Thiên Y A Na Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar) là người “Mẹ xứ sở”, có công dạy nhân dân cách làm ăn, giáo hóa văn minh, đem lại cuộc sống hòa bình, no đủ. Bà là vị phúc thần của nhân dân Khánh Hòa, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, được nhân dân tôn kính, thờ phụng
Đến đây du khách còn có thể tham quan nhà trưng bày, tìm hiểu bia ký...
Đến đây, du khách còn có thể tham quan nhà trưng bày, tìm hiểu bia ký, mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm… Trong phòng trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích.

 Huyền Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI