Khám phá 4 làng nghề ở miền Tây dịp lễ 30/4

28/04/2023 - 08:43

PNO - Nghề làm tàu hũ ky Vĩnh Long, chằm nón ở Cần Thơ hay làng chiếu Định Yên... là những điểm đến thú vị cho dịp lễ.

1
Làng nghề tàu hủ ky thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, cách TPHCM khoảng 160km, cách TP Vĩnh Long khoảng 30km và cách TP Cần Thơ khoảng 10km. Làng nghề tàu hủ ky Bình Minh đã hình thành, tồn tại và phát triển gần một thế kỷ. Năm 2013, nơi đây được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể - Ảnh: Anbui
2
Tàu hủ ky hay còn được gọi là phù trúc (trại âm từ tiếng Hán Việt) hoặc váng đậu. Ban đầu, tàu hủ ky gần như chỉ dành cho người ăn chay, nhờ dễ ăn, dễ chế biến, nguyên liệu này dần tham gia vào các món mặn và được nhiều người yêu thích - Ảnh: Anbui  
1

Tham quan làng tàu hủ ky Mỹ Hòa, ngoài việc tìm hiểu về làng nghề trăm tuổi, quy trình sản xuất nguyên liệu quen thuộc, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh nên thơ của những dàn nấu đỏ lửa, những cánh tay vớt váng đậu thoăn thoắt, những sào treo tàu hủ ky mờ ảo trong làn khói bếp hoặc vàng ruộm trong ánh nắng - Ảnh: Anbui

5
Làng cỏ bàng Mộc Hóa, Long An. Cây cỏ bàng hay cói bàng thuộc giống thân thảo, mình tròn, rỗng ruột, có rễ chùm. Thân cây to gần bằng đầu đũa, cao từ 1,3-2m. Cỏ bàng thích nghi tốt nhất ở vùng đất sình lầy, phèn chua. Các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Long An, An Giang, Kiên Giang đều có cỏ bàng - Ảnh: Anbui 
6

Ban đầu, cỏ bàng mọc hoang, sau nhận thấy tiềm năng kinh tế của nó, nhiều người dân ở miền Tây trồng cỏ bàng, thu hoạch, bán cũng như tạo ra sán phẩm từ nguyên liệu này. Cỏ bàng thường phát triển sau mùa mưa và được thu hoạch tầm tháng 8, 9 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian này, đến với làng cỏ bàng Mộc Hóa, du khách vẫn có cơ hội tìm hiểu về quy trình xử lý cỏ bàng, xem các cô các chị thoăn thoắt đan giỏ, đan chiếu từ cỏ bàng. Các sản phẩm từ cỏ bàng khá thân thiện với thiên nhiên, bạn có thể mua để sử dụng hay làm quà - Ảnh: Anbui

Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Chỉ biết, nghề này có khoảng 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá. Ảnh: Dulichcantho
Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Chỉ biết, nghề này có khoảng 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá - Ảnh: Dulichmientay
Khác với miền Trung, người dân ở ấp Thới Tân A chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Nón lá ở đây có hai loại là nón đi ruộng và nón đi chợ. Nón đi ruộng được làm dày dặn, chắc chắn hơn, vành rộng hơn. Còn nón đi chợ thì cọng lá được lựa chọn tỉ mỉ, đẹp, trau chuốt hơn rất nhiều, bù lại, giá một chiếc nón đi chợ đắt gấp 3-4 lần nón đi ruộng.
Khác với miền Trung, người dân ở ấp Thới Tân A chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón. Nón lá ở đây có 2 loại là nón đi ruộng và nón đi chợ. Nón đi ruộng được làm dày dặn, chắc chắn hơn, vành rộng hơn. Còn nón đi chợ thì cọng lá được lựa chọn tỉ mỉ, đẹp, trau chuốt hơn rất nhiều. Giá 1 chiếc nón đi chợ đắt gấp 3-4 lần nón đi ruộng - Ảnh: Hoàng Tuyết
Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Để đến đây, TP Sa Đéc (trung tâm tỉnh Đồng Tháp), bạn di chuyển khoảng 40km dọc theo quốc lộ 80, sẽ thấy cổng chào, từ cổng chào, đi thêm vài ki-lô-mét là tới làng chiếu. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, đã phát triển thành làng nghề như hiện nay (khoảng 100 năm tuổi). Ảnh: Dulichmienty
Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Để đến đây, TP Sa Đéc (trung tâm tỉnh Đồng Tháp), bạn di chuyển khoảng 40km dọc theo quốc lộ 80, sẽ thấy cổng chào, từ cổng chào, đi thêm vài ki-lô-mét là tới làng chiếu. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, đã phát triển thành làng nghề như hiện nay (khoảng 100 năm tuổi) - Ảnh: Dulichmientay
Đến làng chiếu, du khách sẽ ngỡ ngàng và thích thú với những bó lác nhiều màu sắc phơi trên đường, không khí lao động nhộn nhịp, ngắm những tấm chiếu dần hình thành dưới bàn tay của các chị, các cô.  Ảnh: Dulichmientay
Đến làng chiếu, du khách sẽ ngỡ ngàng và thích thú với những bó lác nhiều màu sắc phơi trên đường, không khí lao động nhộn nhịp, ngắm những tấm chiếu dần hình thành dưới bàn tay của các chị, các cô - Ảnh: Dulichmientay

An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI