Khai màn thi tài năng cải lương, mừng ngày giỗ Tổ sân khấu

23/09/2023 - 21:11

PNO - Tối 23/9, Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023 tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu). Diễn ra từ ngày 23 đến 30/9, ngay đúng dịp giỗ Tổ sân khấu, với các nghệ sĩ tham gia cuộc thi càng thêm ý nghĩa.

Năm nay, cuộc thi có sự tham gia của 63 thí sinh (18 đến 45 tuổi) đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập trên cả nước.

Ban tổ chức tặng hoa cho 24 đơn vị dự thi - Ảnh: Huỳnh Thanh Khang.
Ban tổ chức tặng hoa cho 24 đơn vị dự thi - Ảnh: Thanh Khang.

TPHCM vẫn đi đầu với 9 đơn vị dự thi. Trong đó, ngoài Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang thì còn lại đều là các đơn vị xã hội hóa, gồm có: Hội Sân khấu TPHCM, Viện nghiên cứu bảo tồn văn học nghệ thuật Đông Nam Á, sân khấu Chí Linh - Vân Hà, sân khấu Vũ Luân, công ty Nam Phong, công ty Bảo Sơn, công ty Song Việt, công ty giải trí WE.

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang có 6 thí sinh dự thi là: NS ƯT Lê Trung Thảo, các nghệ sĩ
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang có 6 thí sinh dự thi là: NSƯT Lê Trung Thảo, các nghệ sĩ Kim Tiến, Nguyễn Văn Khởi, Nhật Nguyên, Mỹ Linh và Võ Hoài Long với các trích đoạn đề tài lịch sử và truyền thống cách mạng.
Thí sinh Nguyễn Văn Mẹo
Thí sinh Nguyễn Văn Mẹo đến từ sân khấu Chí Linh - Vân Hà, một sân khấu xã hội hóa hướng đến việc "truyền nghề" cho các diễn viên trẻ.

Theo ông Trần Hướng Dương – phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023 được tổ chức đúng dịp giỗ Tổ sân khấu, cũng là kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (nhằm 12/8 Âm lịch, tức ngày 26/9), có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật.

Hướng về Tổ nghiệp, các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, các nghệ sĩ càng thêm tự hào, tự tin và thăng hoa trong các vai diễn để đạt thành tích tốt nhất là món quà ý nghĩa dâng lên Tổ nghiệp. Đây cũng là dịp thể hiện sự trân trọng đối với những quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, lòng tri ân khán giả đã đồng hành cùng nghệ sĩ trong công cuộc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu. 

Phát biểu khai mạc, Phó cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương chúc tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên CL kế cậncác thí
Phát biểu khai mạc, Phó cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương mong muốn, qua cuộc thi sẽ giúp tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên cải lương kế cận - Ảnh: Thanh Khang.

Với NSƯT Lê Trung Thảo, cuộc thi này như một cơ hội để anh thỏa đam mê biểu diễn cũng như tự làm mới chính mình. Chọn dự thi vai Lý Huệ Tông (trích đoạn Dấu ấn giao thời) – cũng là một dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp diễn xuất của mình – Lê Trung Thảo đã dựng lại lớp diễn và đường dây tâm lý nhân vật theo một cách lý giải khác, không trùng lắp với chính nét diễn của mình trước đây.

NSƯT Lê Trung Thảo
NSƯT Lê Trung Thảo nỗ lực làm mới mình với một vai diễn quen là Lý Huệ Tông, trích đoạn Dấu ấn giao thời.

“Tôi mê hát lắm nhưng lại hiếm khi được hát nên luôn tìm mọi cơ hội để hát. Nhiều người thắc mắc tại sao tôi cứ thích đi thi khi đã có danh hiệu. Nhưng cái tôi hướng đến lại là những giá trị gặt hái được qua mỗi lần thử thách chính mình, là cơ hội để trải nghiệm và tái khám phá bản thân, là được thử nghiệm và thể hiện những điều mới mẻ đối với mình. Đó cũng là những điều tôi luôn tâm niệm với nghề, với Tổ nghiệp” – NSƯT Lê Trung Thảo chia sẻ.

Đạo diễn - NSND Giang Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đánh giá cao việc ban tổ chức mở rộng quy chế cho các thí sinh có độ tuổi lên tới 45. Đây là cơ hội cho những nghệ sĩ tài năng nhưng chuyên trị các vai dàn bao, ít được vào vai chính thể hiện năng lực của mình. Sự thành công của một vở diễn là công sức của cả tập thể nhưng các diễn viên tuyến phụ thường chịu thiệt thòi và khi các cuộc thi ngày càng rộng mở thì cơ hội đến với mọi người đồng đều hơn, tiếp thêm động lực cho người làm nghề.

Ban tổ chức tặng hoa cho hội đồng giám khảo.
Ban tổ chức tặng hoa cho hội đồng giám khảo - Ảnh: Thanh Khang.

Đảm nhận vai trò “cầm cân nảy mực” tại cuộc thi năm nay có những cái tên uy tín hàng đầu của sân khấu cải lương cả nước, gồm có: NSƯT Ca Lê Hồng (chủ tịch hội đồng) cùng các thành viên là NSND Thanh Tuấn, NSND Vương Hà, NSƯT Quế Trân, NSƯT - đạo diễn Nguyên Đạt.

Ngay sau lễ khai mạc, 4 thí sinh của đoàn chủ nhà Bạc Liêu là Nhà hát Cao Văn Lầu đã bước vào dự thi, gồm có: Nguyễn Văn Dững – vai Trần Thặng, trích đoạn Kẻ sĩ Thăng Long; Nguyễn Thúy Ái – vai Diệu, trích đoạn Thời con gái đã xa; Trần Hồng Thêm – vai Lê Thị Riêng, trích đoạn Lửa; Trần Chí Hòa – vai ông Sáu, trích đoạn Dòng sông đỏ.

Thí sinh Hoàng Dững
Thí sinh Hoàng Dững (Nguyễn Văn Dững) của Nhà hát Cao Văn Lầu mở đầu cuộc thi với vai Trần Thặng, trích đoạn Kẻ sĩ Thăng Long - Ảnh: Thanh Khang.

Đặc biệt, vào tối 25/9, chương trình dự thi tạm dừng cho lễ kỷ niệm 104 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang và Ngày Sân khấu Việt Nam 2023 (lần thứ 14).

Đông A

 

 

 

 

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI