Khai mạc triển lãm ảnh “TPHCM - 47 năm cùng cả nước, vì cả nước”

27/04/2022 - 11:53

PNO - Sáng 27/4, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), BTC các ngày lễ lớn TPHCM (Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “TPHCM - 47 năm cùng cả nước, vì cả nước” nhân kỷ niệm 47 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2022).

Triển lãm diễn ra từ 27/4 đến 7/5 tại 4 địa điểm: tuyến đường Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi (đối diện công viên Chi Lăng) và Cung Văn hóa Lao động.

Nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm tại đường đi bộ Nguyễn Huệ

Trong đó, tại đường Nguyễn Huệ và đường Đồng Khởi, trưng bày 90 hình ảnh với chủ đề “TPHCM - 47 năm cùng cả nước, vì cả nước” khái quát về cuộc đấu tranh hào hùng của quân dân miền Nam, chiến thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Cùng với đó là những hình ảnh về quá trình tái kiến thiết, xây dựng, phát triển toàn diện TPHCM hơn 4 thập kỷ qua.

Những hình ảnh lịch sử hào hùng in dấu mãi trong trang sử vàng của dân tộc.
Những hình ảnh lịch sử hào hùng in dấu trong trang sử vàng của dân tộc
TPHCM không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực.
TPHCM không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực
Sau 47 năm, thế và lực của TPHCM ngày càng mạnh, xứng đáng với niềm tin đầu tàu phát triển của cả nước.
Sau 47 năm, thế và lực của TPHCM ngày càng mạnh, xứng đáng là đầu tàu của cả nước

Cùng thời điểm, tại đường Đồng Khởi và Cung Văn hóa Lao động là 70 hình ảnh với chủ đề “Giai cấp công nhân TPHCM phát huy truyền thống yêu nước, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ghi nhận những thành quả to lớn của các tầng lớp nhân dân, người lao động TP luôn đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của TP và đất nước.

Mùa Xuân năm 1975, Nhân dân Việt Nam đã ghi dấu một chiến công vĩ đại nhất vào trang sử oai hùng của dân tộc: sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM Trần Thế Thuận phát biểu khai mạc triển lãm

Phát biểu khai mạc triển lãm, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM Trần Thế Thuận khẳng định chiến thắng mùa xuân năm 1975 là một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc trong thế kỷ XX.

Đến xem triển lãm, nhiều cựu chiến binh, cán bộ đảng viên, người lao động, đoàn viên thanh niên TP bày tỏ lòng tự hào trước những bước tiến vượt bậc của TP và đất nước sau 47 năm hòa bình, thống nhất. Đặc biệt, là sự nỗ lực phi thường và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân trong cuộc chiến chống COVID-19 để TP sớm khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội, bước vào thời kỳ bình thường mới: thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 hiện nay.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc Triển lãm.
Một tiết mục văn nghệ chào mừng khai mạc triển lãm
Các đại biểu xem Triển lãm.
Các đại biểu xem triển lãm
Các cựu chiến binh nhớ lại những ký ức hào hùng tham gia chiến đấu từ 47 năm trước.
Các cựu chiến binh nhớ lại những ký ức hào hùng từ 47 năm trước
Cô Đàm Thị Nguyệt Minh và chú Phạm Văn Tiến (Hội Cựu chiến binh phường
Cô Đàm Thị Nguyệt Minh và chú Phạm Văn Tiến (Hội Cựu chiến binh phường Bến Thành, quận 1) tự hào về sự phát triển nhanh của TP và đất nước 47 năm qua, kỳ vọng các thế hệ trẻ tiếp bước tạo nên nhiều thành quả to lớn hơn nữa
Vương Trọng Sùng (Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Quận 4): trung đoàn 46, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. 30/4, đang ở bên kia phà Cát Lái và tiến vào giải phóng Cát Lái, căn cứ huấn luyện người nhái của chính quyền Sài Gòn. Nghe tin tới cảm xúc không thể nào diễn tả nỗi, mừng và phấn khởi khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, chiến tranh chấm dứt rồi đồng thời tiếc thương cho đồng đội. Riêng trung đoàn của tôi có 108 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn.
Chú Vương Trọng Sùng (cựu chiến sĩ Trung đoàn 46, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) bồi hồi: "Cuối cùng cũng chiến thắng rồi nhưng có 108 đồng đội của trung đoàn tôi ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn..."
Cô Lê Thị Thanh (cựu chiến binh phường Bến Nghé, quận 1)
Cô Lê Thị Thanh (cựu chiến binh phường Bến Nghé, quận 1) nhớ người dân cả TP. Bắc Thái (tỉnh Thái Nguyên ngày nay) đã ùa xuống đường ca hát, nhảy múa khi nghe tin chiến thắng 30/4 truyền về: "Chồng tôi, em tôi, nhiều bà con, họ hàng, bạn bè thân quen đều tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, tin chiến thắng đến nghĩa là hòa bình, thống nhất và đoàn tụ..."
Cán bộ, nhân viên Nhà Văn hóa Phụ nữ diện áo dài thật đẹp đến xem Triển lãm.
Cán bộ, nhân viên Nhà Văn hóa Phụ Nữ TPHCM chụp ảnh lưu niệm khi đến xem triển lãm

Tam Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI