PNO - Sáng mồng 7 Tết Nhâm Dần (7/2), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức lễ hạ nêu cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Hiển Lâm Các
![]() |
Lễ hạ nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn thời xưa được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới. |
![]() |
Cây nêu ở sân trước Triệu Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở Thế Miếu - Hiển Lâm Các. |
![]() |
Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và hạ cây nêu. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đồng thời nhắc nhở mọi người phải nhanh chóng quay trở về cuộc sống bình thường và làm việc chăm chỉ hơn trong năm mới này… |
![]() |
![]() |
![]() |
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. |
![]() |
Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên. |
![]() |
Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. |
![]() |
Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ thư pháp mang ý nghĩa may mắn: Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Tài, Đạt, Cát tường, Bình an,… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới Nhâm Dần. |
![]() |
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: "Cây nêu ở trong cung đình ngoài ý nghĩa mang tinh thần dân gian từ xa xưa còn có ý nghĩa báo hiệu tết và kết thúc tết. Dựng nêu là báo hiệu tết đã đến, khi hạ nêu kết thúc tết. Theo truyền thống xưa, chúng tôi tổ chức lễ hạ nêu khai ấn, trông cái ấn này gồm có 4 chữ, một lời chúc tốt đẹp về đầu năm Phú - Thọ - Khang - Ninh. Đây là hoạt động vui tươi chứ không phải hoạt động tâm linh. Chúng tôi tặng du khách chữ như một lời chúc đầu năm". |
![]() |
Đây là việc làm được giữ gìn hàng năm tại cố đô Huế, nhằm nhắc nhở kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã hết. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
NSND Bành Bắc Hải, đạo diễn âm thanh của loạt phim “Đừng đốt”, “Mùi cỏ cháy”, “Giải phóng Sài Gòn”… qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư.
Như thường lệ, đúng 18g thứ Sáu, tiếng đờn lại phát ra từ điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Giao duyên.
Các diễn viên Hàn Quốc gây bất ngờ khi vào vai bộ đội Việt Nam trong vở kịch “Đồng chí”...
Cine 7 - Ký ức phim Việt phát sóng lúc 21g10 ngày 5/4, trên kênh VTV3 sẽ giới thiệu lại bộ phim kinh điển "Cánh đồng hoang".
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa triển khai kế hoạch Đầu tư chiều sâu, nhằm tìm nguồn kịch bản điện ảnh
Ngắm lại diện mạo TPHCM từ sách ảnh "TPHCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.
Trong khuôn khổ sự kiện Không gian Văn hóa, du lịch Hà Giang tại TPHCM, Tỉnh ủy Hà Giang đã giới thiệu tập sách "Hà Giang - Miền đá nở hoa".
Chương trình sẽ diễn ra ngày 6/4 thay vì 5/4 như kế hoạch trước đây.
Sau 50 năm, Anh hùng lực lượng vũ trang Đoàn Sinh Hưởng vẫn lưu giữ nhiều kỷ vật quý gắn liền với những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Trong vòng 5 năm qua, dịch vụ lưu trú hanok (nhà truyền thống) stay đã phát triển khắp Hàn Quốc.
Ngày 3/4, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh đã kiểm tra thực tế chủ trương đầu tư dự án trung tâm Văn hóa-Điện ảnh thành phố.
Cầu Truyền hình "Bản trường ca hòa bình" là chương trình giao lưu chính luận, nghệ thuật quy mô lớn
Một nhóm nhà khảo cổ học người Ai Cập đã khai quật một ngôi mộ có niên đại 3.200 năm
Trái tim của đảo là tập thơ viết về Trường Sa của nhà thơ Hồ Huy Sơn, được Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt vào tháng 3/2025.
Những thước phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là khúc tráng ca về bản lĩnh và trí tuệ, lòng yêu nước và khát vọng sống của dân tộc.
Tháng Tư rộn ràng với những ngày ý nghĩa của sách và văn hóa đọc, các đường sách sôi động với nhiều hoạt động thú vị, bổ ích.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An.
Anh hùng lao động - nghệ sĩ nhân dân Phạm Khắc được đề cử 50 cá nhân tiêu biểu TPHCM giai đoạn 1975-2025.