Kết thúc đối thoại Shangri-La: Thế giới ủng hộ chính sách quốc phòng của Việt Nam

03/06/2013 - 11:11

PNO - PN - Vào ngày cuối 2/6 của cuộc Hội nghị An ninh châu Á (thường gọi là Đối thoại Shangri-La) diễn ra tại Singapore, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Thích Kiến Quốc, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc, tiếp tục...

Tướng Thích Kiến Quốc nói việc tàu chiến Trung Quốc với các hoạt động tuần tra ở khu vực quần đảo Điếu Ngư và Biển Đông là hoàn toàn hợp pháp, không thể tranh cãi bởi các hoạt động đó diễn ra “trong lãnh thổ của chúng tôi”. Đại diện Trung Quốc lặp lại quan điểm đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

● Trung Quốc phớt lờ căng thẳng ở Biển Đông

Trước đó, trong một bài diễn văn quan trọng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho là cần thiết phải có một “niềm tin chiến lược” để các quốc gia hợp tác và tránh xung đột Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là vì hòa bình, ổn định, không liên minh quân sự với nước nào. Chính sách này được các nước quan tâm và đồng tình ủng hộ.

Ket thuc doi thoai Shangri-La: The gioi ung ho chinh sach quoc phong cua Viet Nam

Kết thúc Hội nghị, giới bình luận nhận định Đối thoại Shangri-La cho thấy đang có nguy cơ bất ổn vì chạy đua vũ trang trong khu vực. Trong mấy năm gần đây, chi phí quốc phòng ở khu vực Tây Thái Bình Dương đã lần đầu tiên vượt phương Tây. Tất cả các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đều buộc lòng phải tăng cường sức mạnh quân sự và bắt tay nhau tạo ra các liên minh tay đôi để dè chừng Trung Quốc. Việc Ấn Độ dự tính triển khai 40.000 binh sĩ dọc biên giới với Trung Quốc, nâng cấp quan hệ đối tác với Nhật về chính trị, kinh tế và quốc phòng, hay những cái bắt tay của Nhật với Philippines và các nước ASEAN, việc Philippines bỏ 1,8 tỷ USD mua vũ khí… phản ánh xu hướng này.

Trong khi đó, Mỹ đang có những động thái được cho là để phòng ngừa ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đảm bảo với các nước châu Á rằng, bất chấp sự cắt giảm ngân sách mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đưa quân đội, tàu và máy bay tới khu vực Thái Bình Dương. Không quân Mỹ sẽ điều 60% số máy bay hoạt động ở nước ngoài đến châu Á. Đến năm 2020, khoảng 60% hải quân Mỹ cũng sẽ đóng tại khu vực này. Ngoài việc ưu tiên triển khai các loại vũ khí hiện đại nhất tới châu Á - Thái Bình Dương, bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ được điều động đến đây sau khi rút khỏi chiến trường Iraq và Afghanistan.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cảnh báo: “Thực tế hiện đang tồn tại những cảm nhận nhạy cảm trong việc tăng cường năng lực quân sự có thể dẫn đến tính toán, nhận định sai lầm và mất lòng tin”.

Trong buổi gặp hôm 1/6 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen với 20 người đồng cấp đang tham dự Đối thoại Shangri-La, bộ trưởng của một số nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã hối thúc việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và có các hành động cụ thể để tránh làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng.

Thu Phương (AP, AsiaOne)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI