Kết nối thế giới qua những con chữ

21/03/2015 - 11:57

PNO - PN - 42 năm dốc hết tâm sức truyền đạt cho bao thế hệ về tình yêu con chữ, nhà giáo Nancie Atwell (63 tuổi) vinh dự nhận Giải thưởng giáo viên toàn cầu do Quỹ Varkey tài trợ. Vượt qua 1.300 ứng viên đến từ 127 quốc gia, cô giáo Nancie...

edf40wrjww2tblPage:Content

Không giấu được niềm hạnh phúc, cô giáo Nancie Atwell tâm sự, phần thưởng giá trị nhất không phải danh hiệu mà chính là sự chia sẻ, gắn kết cùng bao lớp học trò mà cô hướng dẫn, và chứng kiến họ tiếp tục dìu dắt thế hệ trẻ mỗi ngày. Đây là lần đầu tiên giải thưởng được trao, hứa hẹn là sự kiện diễn ra hàng năm. Cô cho đây là ý tưởng vô cùng ý nghĩa, giúp mỗi người nhắc nhở bản thân rằng nghề giáo là một công việc thầm lặng nhưng rất thiêng liêng.

Nancie Atwell sẽ đầu tư toàn bộ tiền thưởng một triệu USD cho trung tâm giảng dạy và học tập do mình sáng lập vào năm 1990. Đây là ngôi trường phi lợi nhuận, hướng dẫn và phát triển kỹ năng giảng dạy, đọc hiểu, trau dồi kỹ năng viết - nền tảng cốt yếu để hoàn thiện đam mê sáng tạo, chia sẻ kiến thức trong mọi lĩnh vực.

Ket noi the gioi qua nhung con chu

Niềm vui lớn nhất của cô Nancie Atwell là nhìn thấy học trò yêu sách, thực hành nhuần nhuyễn kỹ năng đọc-viết - Ảnh: Wiscasset Newspaper

Theo Nancie Atwell, viết tốt chính là đòn bẩy giúp sinh viên, học sinh trình bày khúc chiết ý tưởng, diễn đạt mạch lạc nhất. Cô chú trọng vào mục đích cuối cùng mà người viết cần vươn đến là kể được một câu chuyện ấn tượng, thể hiện phong cách riêng của tác giả qua bài viết ấy. Không chỉ phục vụ học viên, trung tâm còn đào tạo giáo viên. Hàng trăm giáo viên đã tham gia trung tâm này để thực hành kỹ năng đọc-viết, bổ trợ cho công việc.

Các học viên phải “ngốn” ít nhất 40 đầu sách mỗi năm, gấp bốn lần số sách mà trung bình mỗi người Mỹ đọc mỗi năm. Đọc chính là cách tích lũy tư liệu cho các bài viết hiệu quả nhất, đây cũng là việc cô giáo Nancie Atwell khuyến khích học viên thực hành liên tục. Với quan niệm viết lách là công cụ cho mọi ngành nghề, cô đã đào tạo những thế hệ yêu thích viết, qua đó phục vụ cộng đồng. Riêng bản thân cô đã viết chín quyển sách chuyên về phương pháp giảng dạy, học tập. Trong đó, đầu sách In the middle bán được nửa triệu bản.

Qua nhiều thập niên gắn bó với nghề truyền đạt con chữ, tên của cô Nancie Atwell được mọi người yêu quý, nhìn nhận như là tên của một phương pháp dạy ngôn ngữ. Nhưng, ít ai ngờ rằng ngọn nguồn của sứ mệnh cao cả mà cô chọn cho mình lại đến từ sự thờ ơ của các con với sách. Cô là giáo viên dạy Anh ngữ, yêu văn chương và trân quý từng quyển sách nhưng con cô lại không như thế.

Sinh ra trong thời đại công nghệ, bị thu hút bởi những phương tiện nghe-nhìn khác, các con của cô chẳng mấy hứng thú với việc giở từng trang sách để tìm tòi, nghiền ngẫm. Cô quyết thay đổi điều đó, không chỉ với riêng con mình, mà còn với bao thế hệ học sinh đang được “nuông chiều” bằng các thiết bị công nghệ, xa lánh việc đọc sách. Cô bắt đầu gom góp sách, từ tiểu thuyết đến sách khoa học để lập thư viện ngay trong lớp học. Có thể nói, cô Nancie chính là người tiên phong tạo nên mô hình thư viện độc đáo này.

Ket noi the gioi qua nhung con chu

Nancie Atwell cùng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (trái) và Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum tại lễ trao giải diễn ra ở Dubai - Ảnh: AP

Dù đã “ẵm” nhiều giải thưởng, nhưng cô giáo Nancie Atwell dí dỏm nhận mình là “kiểu mẫu của giáo viên thời xưa”, luôn chú trọng việc đọc sách để phát triển kỹ năng đọc-viết của học sinh từ những năm học đầu tiên. “Chúng ta không nên đốt cháy giai đoạn. Dẫu trẻ em có thể nhanh nhạy, điêu luyện hơn với máy móc, thiết bị hiện đại, nhưng điều lưu giữ và có sẵn trong trí nhớ của chúng vẫn là kiến thức mà chúng góp nhặt từ những quyển sách. Không máy móc nào tra cứu nhanh bằng trí nhớ. Càng đọc nhiều, càng giúp mài giũa trí nhớ cũng như rèn luyện được kỹ năng đọc-viết, rất có ích cho quá trình học tập sau đó”, cô Nancie nói.

 ANH THÔNG
(Theo USA Today, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI