Kéo được đồng minh từ tay Nga trở về, Mỹ quyết 'diệt' Moskova đến cùng

26/10/2016 - 16:29

PNO - Có lẽ chính vì điều kiện "béo bở" này mà Kiev đã quyết định ở lại bên Hoa Kỳ và tham gia công cuộc chống Nga quyết liệt của chính quyền ông Obama.

Hôm nay, thứ Tư ngày 26/10, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có một cuộc đàm thoại bàn về hiệp định Minsk, cả hai nhà lãnh đạo đã thống nhất rằng sẽ vẫn đẩy mạnh chính sách bổ sung thêm lệnh trừng phạt đối với Nga.

Vào tháng 2 năm 2015, bốn lãnh đạo của các nước Nga, Đức, Pháp, Ukraine đã kí kết một hiệp ước tại Minsk để giải quyết cũng như kiềm chế các xung đột giữa các bên đối đầu tại Ukraine.

Keo duoc dong minh tu tay Nga tro ve, My quyet 'diet' Moskova den cung
Kéo được đồng minh từ tay Nga trở về, Mỹ quyết 'diệt' Moskova đến cùng

Thỏa thuận này quy định một lệnh ngừng bắn lâu dài, về việc sử dụng vũ khí, trao đổi tù nhân,... Tuy nhiên các bên đối đầu luôn tố giác nhau vi phạm thỏa thuận này và phía Hoa Kỳ cũng như các nước châu Âu khác cáo buộc điện Kremlin chính là "thủ phạm" gây ra tình trạng hỗn loạn này.

Do đó, vào ngày 20/10 vừa qua, bốn nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp mặt tại Berlin để thảo luận về thỏa thuận này và các vấn đề bảo mật khác trong Donbass. Tại đây bốn bên cho rằng vẫn sẽ duy trì các lệnh cấm vận đối với Nga cho đến khi thỏa thuận Minsk được đảm bảo thực hiện nghiêm túc.

"Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận đối với Moskova vẫn sẽ được duy trì cho đến khi thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ", thông báo được đưa ra vào hôm thứ ba.

Cuộc điện đàm này diễn ra trong bối cảnh Moskova mới đưa ra một lời dụ dỗ hết sức ngon ngọt đối với Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Nga không tìm cách chấm dứt Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và quan hệ đối tác với Ukraine mà sẵn sàng phát triển quan hệ với Kiev lên một tầm cao mới.

"Nhiệm vụ chính phía Nga tại thời điểm này không phải là cắt đứt mối quan hệ song phương với Ukraine mà là phát triển mối quan hệ này tốt đẹp hơn, tạo điều kiện để phát triển thêm những thỏa thuận lớn giữa hai quốc gia và dân tộc", trích dẫn lời ông Lavrov gửi cho tờ Izvestia.

Ông cũng nhấn mạnh rằng những hành động của Ukraine nhằm chống lại điện Kremlin là không nên có, điều này sẽ khiến cho quan hệ song phương của hai quốc gia xuống thấp và khó có thể cứu vãn. Ông khuyến khích chính quyền Kiev hãy ngồi vào đàm phán và đưa mối quan hệ Nga - Ukraine lên một tầm cao mới.

Điều này đã khiến cho phía Hoa Kỳ cũng như EU vô cùng hoảng hốt, vậy nên phía trời Tây đã đưa ra một chính sách khác để níu chân đồng minh của mình khiến cả thế giới ngỡ ngàng.

Tổng thống Ukraine, ông Poroshenki cho hay, ngày 24/10, EU đã bất ngờ ra thông báo sẽ thiết lập một chế độ miễn thị thực với Ukraine trước ngày 24/11.

"Tôi chắc chắn rằng các văn bản về việc thiết lập một chế độ miễn thị thực cho Ukraine sẽ đầy đủ chữ ký phê chuẩn của Nghị viện châu Âu. Thậm chí tôi còn chắc chắn rằng các giấy tờ này sẽ hoàn tất trước ngày 24/11. Tại sao ư? Bởi vì vào ngày 24/11 sẽ là ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Ukraine và tất cả các văn bản phải sẵn sàng để công bố trong hội nghị", ông Poroshenki nói với các phóng viên.

Có lẽ chính vì điều kiện "béo bở" này mà Kiev đã quyết định ở lại bên Hoa Kỳ và tham gia công cuộc chống Nga quyết liệt của chính quyền ông Obama.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI