Kéo dài tuổi hưu, người trẻ giảm cơ hội việc làm

31/05/2014 - 20:17

PNO - PN - Ngày 29/5, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Những đề xuất quan trọng tại dự luật như thay đổi cách tính lương hưu, kéo dài tuổi nghỉ hưu... không nhận được sự đồng tình từ ĐBQH.

edf40wrjww2tblPage:Content

ĐB Nguyễn Văn Hưng (TP.HCM) thẳng thắn: “Cách tính lương hưu như đề xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cán bộ, công chức, viên chức nói chung và lực lượng vũ trang nói riêng. Đáng ra, lương hưu phải ngày càng cải thiện hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đằng này, tính như dự thảo thì lại giảm mạnh so với cách tính hiện tại. Như thế là không thể chấp nhận được, cần giữ nguyên như hiện nay”.

Phản ánh thực tế “bộ máy hành chính ngày càng phình to trong khi năng suất lao động không tăng” và “có tình trạng vừa muốn làm ít lại muốn hưởng lương nhiều, hưởng thụ sớm”, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, muốn không vỡ quỹ thì phải sửa từ gốc chứ không chỉ đơn giản là thay cách tính lương hưu và kéo dài tuổi nghỉ hưu. Cùng quan điểm, nhiều ĐBQH nhận xét, việc nâng tuổi nghỉ hưu tại thời điểm này là bất hợp lý, bởi số lao động thất nghiệp trẻ đang tăng. Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu không phải là biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

ĐB Lê Hiền Vân (Hà Nội) nhận xét, nếu áp dụng, việc giải quyết biên chế cho người lao động làm việc cho các cơ quan Nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nguồn nhân lực trẻ không có cơ hội việc làm.

ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cho rằng, quy định tăng tuổi nghỉ hưu như vậy là không công bằng đối với phụ nữ, bởi “Nhiều lao động nữ hoạt động ở các ngành nghề như may mặc, giáo viên, cán bộ miền núi... khó có đủ sức khỏe để phục vụ đến 60 tuổi”.

 Phương Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI