PNO - PN - Vừa qua Tết nguyên đán, các phụ huynh học sinh (PHHS) ở TP.HCM lại bắt đầu “chiến dịch” thu gom… vỏ lon bia để dành cho con làm kế hoạch nhỏ. Để con có danh hiệu “dũng sĩ” , nhiều PHHS, HS phải tìm cho kỳ được vài chục...
edf40wrjww2tblPage:Content
Tự nguyện đóng góp... trên mức sàn
Nhiều PHHS của Trường tiểu học Phú Định (Q.6, TP.HCM) tá hỏa khi trường thực hiện theo kế hoạch số 09/CTĐ-KH của Hội đồng Đội Q.6 về chương trình công tác Đội năm học 2013-2014. Theo đó, Liên Đội trường này phải thực hiện “chỉ tiêu” HS đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ. Mỗi em khối 1, 2 sẽ đóng góp từ 2kg giấy sách, báo, tập hoặc 15 lon nước ngọt, lon bia trở lên. HS khối 3, 4, 5 đóng góp từ 4kg giấy sách, báo, tập hoặc 30 lon nước ngọt, lon bia trở lên.
Tuy nhiên, thông báo này cũng không quên “lưu ý”: HS nào đóng góp từ 20kg sách báo hoặc 150 lon bia trở lên thì đạt danh hiệu chiến sĩ kế hoạch nhỏ (cấp quận), HS nào đóng góp từ 40kg sách báo hoặc 300 lon bia trở lên thì đạt danh hiệu dũng sĩ kế hoạch nhỏ (cấp thành). Một PHHS lớp 3 nói: “Nhà có đọc báo nhưng lấy đâu ra mấy chục ký để nộp. Thấy con bé cứ nằng nặc đòi đóng 30kg như nhiều bạn trong lớp nên tôi ra tiệm ve chai mua thêm cho đủ”. Thực tế, không chỉ một hay hai PHHS phải gồng mình thu gom sách báo, mua ve chai cho con mà “kế hoạch nhỏ” từ lâu đã trở thành phong trào để PHHS “mua” danh hiệu chiến sĩ, dũng sĩ cho con.
Kế hoạch nhỏ ra đời nhằm rèn cho HS tính tiết kiệm, rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời đóng góp một phần vào quỹ hoạt động Đoàn, Đội. Ý nghĩa ban đầu ngày càng vơi đi, chương trình chỉ còn lại là cuộc thi đua giữa các PH trong lớp, giáo viên (GV) các lớp và cuộc cạnh tranh giữa các trường. Tuy nói là phong trào vận động tự nguyện nhưng hầu hết kế hoạch thực hiện ở các trường, quận huyện đều đặt ra “mức sàn” đóng góp.
Học sinh chỉ ý thức được tinh thần tiết kiệm nếu việc kế hoạch nhỏ do các em thực hiện tự nguyện
Ở Q.11, các Liên Đội đều phải vận động tất cả các em đội viên, HS tham gia phong trào. Mỗi đội viên đóng góp ít nhất 3kg giấy vụn. Và để đạt danh hiệu “Chiến sĩ nhỏ cần kiệm”, mỗi em phải đạt từ 20kg giấy trở lên và từ 40kg giấy trở lên để giành danh hiệu “Dũng sĩ nhỏ cần kiệm”. Chưa hết, kết quả tham gia phong trào là một trong những tiêu chí bình chọn Cháu ngoan Bác Hồ vào cuối năm học.
Nhiều PH ngao ngán cho biết, chỉ có người lớn làm kế hoạch nhỏ chứ chẳng có em HS nào đi thu gom ve chai làm kế hoạch nhỏ cả. Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4) cho biết: “Mình có con nhỏ nên hiểu rằng trẻ con, nhất là HS cấp I, hễ nghe cô giáo thông báo gì liền nằng nặc đòi ba mẹ làm cho bằng được. Nếu nhà trường yêu cầu đóng nhiều quá thì lấy đâu ra đủ giấy báo cũ, lon bia để nộp, buộc PHHS phải đi mua ve chai rồi nộp ngược lại, hoặc quy đổi thành tiền rồi nộp... vô hình trung kế hoạch nhỏ làm khổ PH”.
Trong kế hoạch thực hiện công trình măng non của Trường tiểu học Đại Thành (Q.11) năm học này còn có hình thức nuôi heo đất tại các lớp với mục tiêu trang bị 50 bộ đồng phục nghi thức Đội. GV vận động HS tiết kiệm tiền quà vặt hàng ngày để “nuôi heo” nhưng tự nguyện sao cho đảm bảo mỗi em đóng góp tối thiểu 15.000đ là bài toán của GV chủ nhiệm. Chính vì vậy, cách đây chưa lâu, cô giáo chủ nhiệm lớp 5/4 của trường đã “sáng tạo” ra hình thức em nào không thuộc bài, làm bài đều bị tổ trưởng ghi tên vào sổ để thu 1.000đ/em. Nhiều GV đồng nghiệp “phục” khả năng vận động của cô nhưng không được chia sẻ “bí quyết”. Đến khi PH hay tin bức xúc, phóng viên tìm đến trường thì cô hiệu phó cùng hai cán bộ lớp khẳng định không có sự việc như trên. Nhưng lạ thay, khi ra khỏi cổng trường, hỏi ngay HS nào của lớp 5/4, các em cũng đều thừa nhận phải đóng 1.000đ nuôi heo đất mỗi lần không thuộc bài. Và trong bản tường trình lên lãnh đạo phòng GD-ĐT quận, GV đã thừa nhận sự việc và hứa khắc phục!
Lỗi do… hệ thống
Chị T.V., PHHS lớp 5 của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) tình thật: “Không thể đổ hết lỗi cho nhà trường. Mức vận động thực tế không nhiều, có khi HS không đóng cũng không sao, nhưng nhiều PHHS muốn con đạt danh hiệu này nọ nên tự đóng góp. Ở lớp con tôi, có PHHS tự mua nộp đến cả trăm ký giấy báo để con được tuyên dương. PHHS kêu than, đổ lỗi cho GV nhưng thực tế cũng phải thông cảm, vì dù là phong trào tự nguyện của HS nhưng kết quả thi đua của lớp, của GV đều liên quan”.
Một GV ở Q.Tân Phú bức xúc: “Lớp chăm sóc bồn hoa đều được Tổng phụ trách Đội chấm điểm hàng tháng; lớp chưa đóng góp đủ chỉ tiêu cũng bị nhắc nhở... Ngoài công tác giảng dạy, những nhiệm vụ ngoài lề như vậy cũng là tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại GV trong năm học. Chúng tôi thấy mệt mỏi khi vừa phải đảm đương công tác chuyên môn, vừa chạy theo các phong trào và nghe PH trách móc”.
GV không thể không áp chỉ tiêu cho từng em bởi lớp và trường cũng chịu những chỉ tiêu từ hội đồng Đội. Nếu có trách là trách ở… lỗi hệ thống. Ở một số quận huyện, các Liên Đội (cấp trường) được sử dụng 40% tổng số kinh phí thu được từ phong trào kế hoạch nhỏ (tuyên dương, khen thưởng cho các em HS, đội viên tích cực tham gia hoạt động Đội, công trình măng non cấp Liên Đội), trích nộp về Hội đồng Đội quận 60% để tham gia vào các công trình cấp quận và cấp thành. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 nói: “Thực hiện những chương trình măng non, GV chỉ nên vận động tự nguyện đóng góp, không nên đặt nặng vấn đề thi đua. Các trường cũng không nên ra chỉ tiêu, cũng không lấy đó làm tiêu chí đánh giá GV, chỉ coi đó là hoạt động hỗ trợ công trình thôi”.
Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Kế hoạch nhỏ để giáo dục các em tính tiết kiệm, thu gom những phế liệu đã qua sử dụng nên chỉ tự nguyện đóng góp. Các đơn vị không được áp đặt chỉ tiêu cũng như định đặt sản phẩm đóng góp. Như trường hợp con tôi, cô giáo nói chỉ thu báo cũ chứ không lấy những thứ khác là không đúng ý nghĩa. Nếu đã dạy các em tính tiết kiệm để làm kế hoạch nhỏ thì tiết kiệm bất cứ gì cũng được. Sở cũng nghiêm cấm các trường vận động HS làm kế hoạch nhỏ bằng tiền. Đây là chương trình do Hội đồng Đội phát động, sắp tới, chúng tôi cũng góp ý phía Hội đồng Đội nhắc nhở những đơn vị thực hiện nặng tính hình thức, đặt chỉ tiêu làm mất đi ý nghĩa của chương trình”.
Ngày 19/12/2024, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đến 11g ngày 20/12, Công an quận Tân Bình vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong, nhiều người bị thương.