Kê đơn thuốc bạc triệu, bệnh nhân... không dám uống

23/10/2014 - 11:57

PNO - PN - Dù đang nuôi con nhỏ (năm tháng tuổi) bằng sữa mẹ nhưng chị Trần Thị N. (31 tuổi, ngụ tại Q.Thủ Đức, TP.HCM) bị bác sĩ Bệnh viện Tai - Mũi - Họng kê thuốc kháng sinh và những loại thuốc được khuyến cáo thận trọng khi dùng cho...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đọc công dụng thuốc, đâm hoang mang

Ngày 20/10, chị Trần Thị N. (31 tuổi, ngụ tại Q.Thủ Đức, TP.HCM) mang một túi xốp đựng đầy thuốc đến phản ánh với Báo Phụ Nữ: Bác sĩ Bệnh viện (BS BV) Tai - Mũi - Họng kê toa cho chị thuốc kháng sinh và những loại thuốc được nhà sản xuất khuyến cáo thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trong khi chị đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo lời kể của chị N., thấy cổ họng khó chịu, sáng 10/10, chị được người nhà đưa đến BV Tai - Mũi - Họng để khám, chữa bệnh. Sau khi làm các thủ tục và khám ở tầng trệt, chị N. được BS chẩn đoán là có mủ trong họng và được hướng dẫn lên lầu 3 để chụp X-quang, nội soi cổ họng, dạ dày. Tại đây, có bốn nhân viên đang làm việc. Sau khi chụp X-quang, BS cho biết, họng của chị N. không có gì bất thường. Chị N. tiếp tục được chuyển sang gặp BS nội soi. “Tại đây, chính BS nội soi cũng thông báo là họng tôi không có mủ, chỉ hơi sưng, rồi hướng dẫn tôi ra ghế ngồi chờ BS kê toa. Chừng vài phút sau, một nhân viên khác cùng ngồi trong phòng khám này cầm đơn thuốc vừa in từ máy vi tính đến trao cho tôi nói “mọi việc đã xong, xuống quầy mua thuốc về uống. Có gì theo lịch tái khám”. Tôi cầm toa đi xuống quầy thuốc BV để mua thì hết 1.159.200đ”.

Chị N. bức xúc: “Về tới nhà, khi thấy tôi lấy thuốc ra uống, chồng tôi vội nhắc tôi nên thận trọng đọc, kiểm tra lại hướng dẫn sử dụng thuốc cho chắc vì ngại việc tôi đang nuôi con nhỏ. Nhờ đó mà tôi phát hiện trong số thuốc mình mua về sử dụng theo toa của BS BV Tai - Mũi - Họng có những loại thuốc mà nhà sản xuất khuyến cáo thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú... Tiếp tục tìm hiểu, tôi lại không ít thắc mắc: thuốc Delopedil chuyên trị viêm mũi dị ứng; nghẹt mũi, ngứa mũi họng và ngứa; chảy nước mắt. Thuốc Mufmix capsule chỉ định loét dạ dày tá tràng lành tính; hội chứng Zollinger-ellison; bệnh trào ngược dạ dày-thực quản nặng (tôi hoàn toàn không bị những triệu chứng trên). Kháng sinh Alfigold là thuốc dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng amidan... Tôi đâu có bị nặng đến mức phải cho thuốc này tới 28 viên, tiền thuốc 502.600đ. Hai loại thuốc còn lại là Medovent 30 và Bacizim thì không có hướng dẫn nên tôi không biết công dụng” .

Chị N. cho rằng, có điều gì đó không bình thường trong việc kê toa: “Tôi không dám uống thuốc BS kê, nhưng đến ngày 15/10 thì bỗng nhiên các triệu chứng trên biến mất. Tôi gọi điện thoại tới BV thì nhân viên BV cho biết, thuốc mua rồi không trả được, có thể đổi. Tôi có trình bày lại, BS kê toa có một số thuốc không phù hợp với tôi. Họ “trách”: “Chị phải nói với BS ngay khi BS kê đơn chứ”.

Ke don thuóc bạc triẹu, bẹnh nhan... khong dám uóng

Người nhà bệnh nhân bức xúc khi bệnh viện không cho trả thuốc

Bệnh viện sẽ chấn chỉnh

Làm việc với phóng viên Báo Phụ Nữ, lãnh đạo BV Tai - Mũi - Họng cho rằng vụ việc trên là một sự cố đáng tiếc vì BS chưa khai thác đầy đủ thông tin của người bệnh, trong khi người bệnh cũng không thông báo đầy đủ thông tin cho BS. Vì thế, việc chị N. đang nuôi con bằng sữa mẹ không thấy ghi trên toa thuốc, trong sổ khám. Kiểm tra toa thuốc của bệnh nhân, lãnh đạo BV cho biết, các loại thuốc được BS chỉ định nhìn chung là phù hợp với bệnh lý viêm họng/trào ngược dạ dày. Tuy có thuốc trong toa được nhà sản xuất ghi thận trọng khi sử dụng, nhưng đã được kiểm nghiệm theo quy định và chưa ghi nhận có ảnh hưởng trên vật thí nghiệm. Việc kê toa, số lượng, ngày dùng tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh.

Theo một BS chuyên khoa tai - mũi - họng, với bệnh nhân bị viêm họng/trào ngược dạ dày như chẩn đoán thì liều lượng, cũng như các loại thuốc như trên là không sai. Tuy nhiên, vị BS này nghi vấn: vì sao BS chỉ định cùng một lúc hai loại thuốc Medovent 30mg (có tác dụng long đàm xuất tiết) và Delopedil 5mg (có tác dụng chống viêm mũi dị ứng, nước trong...) trong cùng toa thuốc? Tùy theo diễn tiến, cấp độ, BS có thể chỉ định cho người bệnh một trong hai loại trên sẽ phù hợp hơn. Với nhiều loại thuốc, nhà sản xuất cảnh báo chưa (chứ không phải là không) ghi nhận những bất thường và nó chỉ là nghiên cứu trên động vật chứ không phải trên người, nhất là trên phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (vì không được phép nghiên cứu), cho nên đối với trường hợp này, việc kê toa càng phải thận trọng hơn.

Chúng tôi tham khảo thêm ý kiến của ba dược sĩ là thành viên trong hội đồng dược của một BV trực thuộc Bộ Y tế, ba vị này cũng khẳng định: khi kê toa cho người bệnh, phải hỏi rõ thông tin của người bệnh có bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay không, có đang mang thai hoặc đang cho con bú hay không…

Ngoài những vấn đề trên, chúng tôi đặt vấn đề về cách tiếp nhận, xử lý của BV khi người bệnh đề nghị trả thuốc vì lý do an toàn hoặc chỉ định chưa hợp lý, BS Lê Trần Quang Minh, Phó giám đốc BV Tai - Mũi - Họng khẳng định, BV sẽ ghi nhận, tiếp thu, chấn chỉnh và mong gặp được gia đình người bệnh để trao đổi cụ thể hơn.

VINH NGUYỄN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI