Johnny Hallyday – kết thúc của một quá khứ (chưa) từng tồn tại

09/12/2017 - 15:34

PNO - Johnny Hallyday, ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất nước Pháp qua đời ở tuổi 74 vì ung thư phổi.

Theo khảo sát 2001 của Viện nghiên cứu dư luận Pháp (IFOP), Dalida là một trong bốn nghệ sĩ Pháp "làm nên thế kỷ 20". Ba người còn lại là nam diễn viên Jean Gabin (1904-1976), nam ca sĩ Johnny Hallyday và nữ ca sĩ Édith Piaf (1915-1963). 

Buổi hòa nhạc của Johnny vào năm 2000 ở tháp Eiffel thu hút nửa triệu người hâm mộ tham gia, và 9.5 triệu người khác theo dõi qua truyền hình – chỉ một phần sáu dân số nước Pháp. Nhưng khán giả nói tiếng Anh tại Anh và Mỹ chẳng đoái hoài tới Johnny.

Johnny Hallyday – ket thuc cua mot qua khu (chua) tung ton tai
Johnny đã giã biệt cuộc đời vào hôm 6/12 vừa qua

Năm 2000, BBC viết rằng đại đa số trí thức Pháp không đánh giá cao về Johnny Hallyday, xem ông là kẻ nguy hiểm đối với giới trí thức quá Ăng-lê, nhiều người lại xem ông là một người mến cộng sản đáng yêu.

Một người bạn Pháp giấu tên khi hỏi về Johnny đã trả lời, ông là một gã phân biệt chủng tộc, biểu tượng cho một quá khứ chẳng hề tồn tại, và tự hào chân của mình lấm phân (một lối đùa rất Pháp, con gà trống là loài duy nhất có thể vừa gáy khen ngợi mình mà chân vẫn bước trên phân của chính mình). Thậm chí Johnny còn chẳng viết nổi ca từ cho chính mình.

Sinh ra giữa chiến tranh Thế giới II, một cậu bé Jean Philippe Smet cô độc thiếu vắng tình thương của cha mẹ ruột (ly thân sau 6 tháng), sống cuộc sống chông chênh giữa sân khấu và trở về khách sạn theo hai đứa con gái của người cô ruột tại Anh, thiếu vắng nốt bạn bè.

Bộ phim năm 1957 Loving You do Elvis đóng đã thay đổi hoàn toàn văn hóa Pháp, hay cụ thể nhất, nó khích lệ Jean 14 tuổi cầm cây guitar, hẩy mông rồi lắc lư – hãy tưởng tượng lại cảnh trong phim . Sau đó, Jean tham gia , hộp đêm Paris nổi tiếng của giới nghe rock ‘n’ roll, và hát cho những người bạn nhạc.

Quyết tâm trở thành một Elvis, Jean lại trình diễn nhạc Mỹ tại Moulin Rouge và những hộp đêm khác tại Paris. Mất đi chữ "s" từ lỗi đánh máy trên album phát hành với hãng Vogue Records, và Johnny Hallidays trở thành Hallyday. Single đầu tay thường được cho là bản nhạc Rock tiếng Pháp đầu tiên chỉ là bản hit nhỏ, nhưng , tức của Chubby Checker bán được 1 triệu bản.

Johnny Hallyday và bài hát dành tặng cho cô con gái nuôi người Việt- Món quà đêm Noel:

 

Sự kiện âm nhạc lớn nhất của Pháp năm 1963, một đại nhạc hội mừng sinh nhật 1 tuổi tạp chí Salut les Copains (dịch nghĩa Thân chào các bạn) diễn ra tại Place de la Nation, Paris, thu hút 150000 bạn trẻ, và thế hệ yé-yé, chuyên hát lại các bản nhạc tiếng Anh, cùng những Françoise Hardy, Sylvie Vartan, Richard Anthony (phiên bản Pháp của NS Vũ Xuân Hùng, hoặc ngược lại) và kết thúc với Claude François cuối thập niên 70.

Từ ngày 26 tháng 4 tới  4 tháng 5 năm 1969, Hallyday trình diễn liên tục 16 đêm hòa nhạc kín khán phòng Palais des Sports lớn nhất Paris (4500 ghế), với Micky Jones chơi guitar, Tommy Brown chơi trống (thành viên ban nhạc Blackbirds danh tiếng) và dàn nhạc giao hưởng 17 thành viên.

Ngày 24 tháng 11 năm 96, Johnny hoàn thành một giấc mơ Mỹ: tổ chức hòa nhạc tại Aladin, Las Vegas, cho 4300 fan hâm mộ người Pháp bay từ Pháp sang tham gia sự kiện. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là show diễn “Pháp” vĩ đại nhất mọi thời đại, theo nhiều nhà phê bình đồng thuận, chính là buổi diễn tại sân Stade de France vào 2 ngày 5 và 6 tháng 9 năm 98, thu hút mỗi đêm 80000 khán giả, theo đúng ý nguyện của Johnny.

Arnold Turboust, một nghệ sĩ sáng tác, viết về Johnny cho tờ Independent “Ông ấy là một con tắc kè hoa, một nghệ sĩ biểu diễn, một diễn viên, hơn là một nghệ sĩ sáng tác âm nhạc sáng tạo; một tên hải tặc thửa phong cách của người khác. Nhưng với người Pháp, ông ấy là một phần của quá khứ, một phần tâm thức của chúng tôi. Chúng tôi lớn lên cùng với Johnny, chúng tôi nhớ về mối tình đầu tiên, cuộc tay đôi đầu tiên, cuộc hôn nhân đầu tiên, chiếc xe máy đầu tiên của Johnny”

Sự nghiệp nghệ thuật của ông dài tới nổi có tờ báo viết rằng, khi ông phát hành album (2008), tạm dịch: nó chẳng bao giờ kết thúc, người ta nghĩ đến chính sự nghiệp của Johnny.

“Ấn tượng là kẻ sống còn gần như luôn hiện hữu với tôi. Giờ chỉ còn tôi và Mick Jagger (nhóm Rolling Stones)” ông từng chia sẻ. Gần đây hơn, trên trang web chính thức của Johnny có đăng bức ảnh cho thấy ông đang lái xe mui trần trên đường tới phòng ghi âm, chuẩn bị thu album mới dự trù phát hành trong năm 2018. Qua những dòng tin nhắn dành cho fan trung thành, Johnny còn cho biết ông cũng đang lên kế hoạch một đợt biểu diễn nhạc rock và nhạc blues vào cuối năm tới.

Johnny Hallyday – ket thuc cua mot qua khu (chua) tung ton tai
 

Nhập ngũ (giống Elvis), tuyệt vọng, tự tử, có con trai David với Sylvia, rồi trở lại sân khấu, đỉnh cao sự nghiệp của Johnny có lẽ vào năm 79, khi ông có một buổi trình diễn live trên truyền hình trên chiếc hàng không mẫu hạm Clemenceau, trở thành một tượng đài quốc gia của Pháp. Sau khi li dị với Sylvie Vartan, báo giới tại Pháp phanh phui đời tư của ông trong suốt mười lăm năm tiếp theo, được so sánh với bộ phim truyền hình dài tập. Năm 90, ông cưới con gái Adeline Blondieau của người bạn Long Chris, khi cô 19 tuổi.

Winston Churchill, thủ tướng Anh trong Thế chiến II, từng nói rằng: “Ở Anh, mọi thứ đều được phép, trừ những thứ bị cấm; Ở Đức, mọi thứ đều bị cấm, trừ những thứ được phép; Ở Nga, mọi thứ đều bị cấm, kể cả những thứ được phép và ở Pháp, mọi thứ đều được phép, kể cả những thứ bị cấm”. Với Johnny Hallyday, những thái quá vô độ của một ngôi sao nhạc Rock như thuốc lá, rượu, đua xe, thậm chí xâm hại tình dục với người vợ tương lai khi cô chưa 18 tuổi, dường như được dung thứ dễ dàng, miễn là ông hát và làm khán giả thích mê. “Trong suy nghĩ của mình, tôi nghĩ mình vẫn đôi mươi.” Johnny từng trả lời phỏng vấn.

Những người cộng tác của ông là một danh sách dài, rất dài, những hảo thủ thượng thặng và đầy tài năng, như Jean Jacquaes Goldman, Etienne Roda-Gil, Michel Berger, và về sau có cả Jon Bon Jovi, Tony Joe White, Bono, Patrick Bruel, nhà văn Marc Lévy, giọng ca kiêm sáng tác Christophe Maé (vai diễn em trai Louis XIV trong nhạc kịch Le Roi Soleil), và cả Joss Stone từng đến Việt Nam tham gia Monsoon Festival.

Buổi diễn chính thức đầu tiên của Jimi Hendrix tại Novelty, ngày 13/10/1966, là do đích thân Johnny Hallyday mời, chỉ hơn nửa tháng sau khi Jimi Hendrix đặt chân sang Anh lập nghiệp dưới dẫn dắt của ông bầu, cựu thành viên The Animals (nổi tiếng nhất bởi bản cover tác phẩm folk kinh điển năm 1964).

Johnny và ca khúc Un Jour Viendra:

 

Nhưng âm nhạc Pháp, hay cái trào lưu yé-yé chỉ kéo dài một thập kỷ đó, dẫu ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới do nhiều yếu tố thiên thời địa lợi, là một nhát cắt rất nhỏ của truyền thống âm nhạc Pháp, và những diễn biến âm nhạc sôi động hiện nay của cộng đồng Pháp ngữ, và những nghệ sĩ Pháp, nhưng dường như chẳng mấy được quan tâm, mặc cho vô vàn những nỗ lực phổ cập và xúc tiến, như từ Viện Pháp.

Nói nhạc Pháp chỉ có yé-yé khác gì nói nhạc Việt chỉ có Đàm Vĩnh Hưng đại diện tham gia MTV Việt Nam?

Không có cỗ máy xuất bản, dịch để làm gì và cho ai?

Thomas Lauderdale của Pink Martini từng chia sẻ khi đến Việt Nam rằng, để chuyển ngữ phần tiếng Anh (thường là ngôn ngữ gốc, hiển nhiên, của nhóm nhạc đa ngữ hơn đa quốc tịch) họ cần tới một nhà ngôn ngữ học thông thạo với ngôn ngữ chính, dù khi trình diễn tại nhà hát Hòa Bình, bản không hẳn có “đặc quyền” đó.

Nhóm nhạc Phần Lan Amorphis sử dụng phiên bản tiếng Anh của nhà thơ kiêm nghệ sĩ đa năng Pekka Kainulainen dịch từ tiếng Phần Lan trường ca cho nhiều album đã phát hành. Nhạc kịch , bản gốc tiếng Pháp của Alain Boubil và Claude-Michel Schonberg, được chính đạo diễn Cameron Mackintosh mời nhà báo kiêm chuyển soạn ngôn ngữ nổi tiếng Herbert Kretzmer tham gia thực hiện, từ cảm thán dành cho những bản chuyển ngữ của ông các ca khúc của giọng tenor Pháp Charles Aznavour, và sau bản dịch “nghĩa đen” của Siobhan Bracke.

Khoan hẵng bàn đến giá trị áp dụng lẫn địa chỉ áp dụng của một tác phẩm phóng tác, và một tác phẩm dịch nguyên gốc, quá trình này đòi hỏi hẳn hòi những chuyên gia, những con người thật sự thông thạo ngôn ngữ, và một môi trường dung chứa nó.

Johnny Hallyday – ket thuc cua mot qua khu (chua) tung ton tai
Vợ chồng Johnny Hallyday và 2 cô con gái nuôi người Việt

Ở Sài Gòn thập niên 60, theo bước Richard Anthony tại Pháp kẻ khởi xướng cho trào lưu yé-yé về hình thức, và nhận thức thiết thực về sự cần thiết có vẻ thức thời trong thời điểm lịch sử bấy giờ, trào lưu Việt hóa nhạc Âu Mỹ (chủ yếu là Pháp và Mỹ) đã diễn ra sôi nổi, như một phản kháng tất yếu trước sự xâm lăng của văn hóa đầy mưu toan (về lợi ích tài chính) đó thật sự khôn cưỡng.

Khi trào lưu âm nhạc này lan tới miền Bắc sau 75, nơi khắc khe hơn và cũng hạn chế hơn về ngoại ngữ Pháp và Anh, những bài hát và tên tuổi được nối dài thêm, như Christophe, Dalida, Nana Mouskouri, Mireille Mathieu (có nhận định cho rằng nhạc Pháp lời Việt nhiều và hay hơn lời Anh).

Đầu thập niên 90, những chương trình học tiếng Anh qua bài hát của GS Nguyễn Quốc Hùng vẫn có những giảng giải về tác phẩm thuần trên phương diện ngôn ngữ và đậm tính võ đoán, khi tác giả và nghệ sĩ trình bày đều theo dạng không-thể-liên-lạc (chưa kể lượng tác phẩm giới thiệu vẫn hạn chế và khá phổ cập).

Sử dụng ngoại ngữ, lẽ ra không nên xem là đặc quyền, dường như từng và đâu đó vẫn tồn tại trong nếp nghĩ, chẳng hạn “[k]hông biết tiếng Pháp nghe những bài hát Pháp phí đi” hay thực tế ghi chép lại, học sinh trường Taberd học tiếng Pháp khi dễ học sinh Taberd học tiếng Việt.

5 thập kỷ trước, vẫn là những cái tên hot nhất thế giới âm nhạc thời bấy giờ, nhưng 5 thập kỷ sau, lại vẫn chừng đó quanh quẩn những cái tên quen thuộc chiếm sóng mỗi khi nhạc Pháp được xướng lên, và chiếm luôn cả thị hiếu của giới trẻ do sự truyền lại từ cha mẹ, liệu ai biết ca sĩ hay nhóm nhạc Pháp nào đang làm mưa làm gió?

Nếu không, đó là những tin liên quan tới Việt Nam, như việc Johnny nhận 2 cô con gái nuôi do người vợ Laeticia không sinh con được, hoặc khi khác, khi liên quan đến những đời tư tủn mủn, bằng không thì do… cảnh nóng. Văn hóa “ùa vào” Việt Nam một cách rời rạc, hoặc qua những lưu chuyển đậm đặc tính tự phát, đầy hoài niệm và do đó vô cùng bảo thủ.

Johnny Hallyday – ket thuc cua mot qua khu (chua) tung ton tai
 

Fanpage của một số bạn “trẻ” lập trên Facebook khá nổi tiếng với gần 180 nghìn người tham gia, hơn 2.600 người, ở đó các cập nhật vẫn quanh quẩn những ca sĩ của trào lưu của 50 năm trước vẫn những bản ballad, những lời ca ướt át, và hết.

Đối tượng người này hầu như không thể biết, huống hồ tham gia nhiệt tình những chương trình âm nhạc Pháp, hoặc các nghệ sĩ Pháp đến Việt Nam biểu diễn, gần đây nhất là nhóm deathgrind (một dòng nhánh heavy metal hung hãn và cực đoan, có thể ví với trào lưu New Extremity trong điện ảnh Pháp) Benighted, từng có một thành viên người Việt, và các nghệ sĩ nhạc điện tử techno đang đình đám tại Paris do tổ chức Heart Beat hợp tác với Viện Pháp mang sang Việt Nam: Antigone, và mới đây hơn là Voiski.

Ở group facebook cộng đồng sử dụng MXH hỏi đáp Quora, phiên bản tiếng Việt, thay vì sử dụng và chia sẻ nội dung bằng ngôn ngữ Việt, động thái duy nhất là … dịch lại câu trả lời. Không chỉ có họ, những nhóm hoạt động hăng hái, tích cực nhất về văn hóa – các fandom từ phim truyền hình, phim điện ảnh đến truyện tranh, tới các bài giảng TED, về trí tuệ cảm xúc như kênh School of Life và web Book of Life của Alain de Botton, trang cộng đồng đọc sách và tìm hiểu sách như Bookaholic, dự án Trạm Đọc - đang làm một động tác tưởng chừng như giản đơn và … trọn vẹn là dịch sạch sành sanh những gì họ có thể sang tiếng Việt - và không có bản quyền lẫn ràng buộc về chất lượng cho bản dịch.

Trong riêng âm nhạc, việc hiểu tường tận một bài hát, trong hàng trăm hàng ngàn bài hát hiện nay – dù là pop mì ăn liền hay những bản ca từ thăm thẳm triết lý của Leonard Cohen – là nhu cầu có thật, nhưng chẳng đến độ ráo riết của số đông.

Chắc chắn “ai đó” sẽ làm việc đó chẳng chóng thì chày – kể cả trí thông minh nhân tạo, điểm đến ngày một tin cậy cho những bản dịch thô, rặt nghĩa đen, thiếu hẳn phần cảm xúc, phần nghệ thuật (cho tới khi giải quyết nốt chỗ tồn đọng này ở một tương lai xa hơn).

Johnny Hallyday – ket thuc cua mot qua khu (chua) tung ton tai
 

Không có báo chí thuần về âm nhạc đủ thẩm mỹ lẫn năng lực dìu dắt và đương nhiên chẳng hề có nguồn lợi vật chất trước mắt, trách nhiệm “Việt hóa” ngày nay thuộc về tập thể và gần như bất cứ ai, miễn là có trong tay vốn liếng ngoại ngữ.

Sau khi dịch xong, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Những bản dịch, bất kể độ chính xác, có thể tạo những cốt liệu thông tin thiết yếu để xào nấu, chế biến những món ăn tinh thần, nhưng cái thế giới ấy vẫn dường như quá đỗi riêng tư, và sự chia sẻ những chất bổ sau khi tiêu hóa xong, mới là cái đáng bàn bạc.

Đăng Khương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI