Italy đối mặt với bế tắc chính trị sau bầu cử

26/02/2013 - 16:02

PNO - PNO – Ngày 26/2, Italy lâm vào tình trạng bế tắc chính trị sau một cuộc bầu cử chấn động và chứng kiến đảng “Phong trào 5 sao” của diễn viên hài Beppe Grillo trở thành đảng mạnh nhất trong nước, nhưng không nhóm nào chiếm được...

Italy doi mat voi be tac chinh tri sau bau cu

Nhà lãnh đạo Liên minh trung tả Bersani đang bỏ phiếu bầu Quốc hội Italy - Ảnh: Reuters

"Người chiến thắng là: Không thể kiểm soát" là tiêu đề trên tờ báo Il Messaggero ở Rome, ngụ ý một sự bế tắc gây sốc mà đất nước sẽ phải đối phó trong vài tuần tới khi các kẻ thù “không đội trời chung” buộc phải làm việc với nhau để thành lập chính phủ.

Cuộc bầu cử lần này là cuộc chạy đua chủ yếu giữa bốn lực lượng chính trị lớn nhất tại Italy, gồm Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Pier Luigi Bersani, Liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, Liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Mario Monti và Đảng “Phong trào 5 sao” của danh hài Beppe Grillo.

Liên minh trung tả của ông Pier Luigi Bersani kiểm soát được Hạ viện với khoảng 125.000 phiếu bầu, đồng thời tuyên bố chiếm được nhiều ghế nhất ở Thượng viện, nhưng chưa đủ đa số cần thiết để chi phối Thượng viện.

Ông Bersani tuyên bố chiến thắng, nhưng cũng nói rõ rằng Italy “đang ở trong một tình huống rất tế nhị".

Italy doi mat voi be tac chinh tri sau bau cu

Italy doi mat voi be tac chinh tri sau bau cu

Cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi và Thủ tướng tạm quyền Mario Monti đi bỏ phiếu - Ảnh: AFP, Reuters

Theo thông báo của Bộ Nội vụ Italy, sau khi phần lớn số phiếu bầu đã được kiểm vào sáng 26/2, Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani giành quyền kiểm soát Hạ viện. Còn tại Thượng viện, Liên minh trung tả chỉ giành 121 ghế, Liên minh trung hữu giành 117 ghế, “Phong trào 5 sao” giành 54 ghế và cuối cùng là liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Monti chỉ giành được giành 22 ghế.

"Không-đảng đã trở thành đảng lớn nhất trong nước", ông Massimo Giannini, bình luận viên của tờ báo La Repubblica phát biểu.

Thị trường tài chính thế giới phản ứng lo âu về triển vọng của bế tắc về chính phủ trong nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro, với những ký ức còn tươi mới về cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho liên minh tiền tệ gồm 17 thành viên đến bên bờ vực sụp đổ trong năm 2011.

Đồng euro trượt giá xuống mức thấp trong vòng gần 7 tuần so với đồng USD ở châu Á do những lo ngại về khủng hoảng nợ của khu vực đồng euro.

Theo quy định của Luật Bầu cử Italy, một liên minh hoặc một đảng phái chính trị phải giành được ít nhất 158 trong tổng số 315 ghế tại Thượng viện mới có thể nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Vì vậy, nếu Liên minh trung tả của nhà lãnh đạo Bersani không bắt tay được với liên minh nào thì việc thành lập chính phủ của Italy sẽ lâm vào ngõ cụt.

"Đó là một kết quả kinh điển, rất đặc trưng đối với Italy ", ông Roberta Federica, một nhân viên văn phòng 36 tuổi ở Rome cho biết. "Nó có nghĩa là đất nước này không thống nhất, nó cũng là biểu hiện của một quốc gia không hoạt động. Tôi biết điều này sẽ xảy ra”, ông nói.

VIỆT HƯNG (Theo Reuters)

Clip của VTV về không khí trước bầu cử Quốc hội Italia:

Clip của VTV về không khí trong ngày bầu cử:

Clip của VTV cho thấy bế tắc chính trị tại Italia sau khi bầu cử:

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI