Indonesia muốn dừng mô hình giáo dục đề cao đạo đức và tôn giáo

10/12/2014 - 19:15

PNO - PNO - Theo Bộ trưởng Giáo dục và văn hoá Indonesia Anies Baswedan, trong năm tới, nước này có thể ngưng áp dụng mô hình đặt nặng giáo dục đạo đức và tôn giáo lên trên những môn học khác.

edf40wrjww2tblPage:Content

Indonesia muon dung mo hinh giao duc de cao dao duc va ton giao
Việc giáo dục đạo đức rất được chú ý ở Indonesia, nhưng biện pháp thự chiện chưa đồng bộ - Ảnh: Asia One

Mô hình trên được đề xuất thực hiện năm 2013 đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ dư luận. Đây là “sản phẩm” được cho là còn nhiều lỗi, chưa hoàn thiện của chính phủ tiền nhiệm dù mục đích ban đầu rất tích cực.

Các nhà giáo dục của Indonesia lo ngại, thế hệ trẻ không hiểu rõ giá trị tinh thần cốt lõi, dẫn đến hành vi sai lệch, mất định hướng trong tương lai. Với 80-88% dân số của Indonesia là người theo đạo Hồi, chính quyền lo lắng thanh niên hiểu sai những giá trị chuẩn mực, có hành động quá khích, dễ biến thành hành vi khủng bố cũng như lo sợ sự phân biệt chủng tộc trong người trẻ, cùng sự gia tăng băng nhóm tội phạm, đối tượng nghiện ngập. Vì thế việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức lên trên các môn học truyền thống ở trường như ngôn ngữ, toán học được tiến hành đầy quyết tâm, dù ý kiến phản biện cho rằng, không thể “hi sinh” những môn học trọng tâm trong cuộc chạy đua chất xám đầy khốc liệt.

Bộ trưởng Anies Baswedan khẳng định, mô hình được áp dụng ngay sau khi được đề xuất đã trở nên lỗi thời vì không đảm bảo chất lượng giáo viên. Trong hơn một năm áp dụng với quy mô 218.000 trường ở Indonesia, vẩn còn tình trạng không đủ giáo viên có khả năng truyền tải những bài học đạo đức thiết thực, gần gũi.

Trong khi đó, theo công ty tư vấn Boston, năm 2014, Indonesia không đủ nguồn nhân lực có nghề để đáp ứng các vị trí quản lý và kỹ sư bậc trung trở lên. Công ty này cho biết, điều cấp thiết nhất hiện nay là cải thiện năng lực lao động trẻ. Indonesia là nền kinh tế mạnh nhất khu vực Đông Nam Á nhưng hiện xếp vị trí thứ 40 trong danh sách khả năng đáp ứng chất lượng giáo dục trong nước với tiêu chuẩn quốc tế.

THIÊN NHƯ
(Theo Asia One, Khabar Southeast Asia)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI