Huỳnh Thị Huyền Như: "Mất tiền là lỗi của...người gửi tiền"

23/05/2014 - 15:58

PNO - PNO - Ngày thứ 4, diễn biến phiên xử ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên) tiếp tục nóng lên với phần giải thích khoản tiền mà Ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên mang 718 tỉ đồng gửi vào Vietinbank. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trước đó, Như bị Tòa án nhân dân TP.HCM kết án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham gia phiên toà với tư cách là "người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan".

Huynh Thi Huyen Nhu:
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên xử

Theo điều 106- Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010 quy định về nghiệp vụ ủy thác và đại lý: "Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước". Bám vào quy định này, HĐQT ngân hàng ACB cử Nguyễn Văn Hòa là người được giao thực hiện chủ trương kí hợp đồng ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Sau đó, ông Hòa giao cho Huỳnh Bảo Ngọc, Phó phòng Quản lý quỹ và Huỳnh Thị Ngọc Ánh, Phó phòng Kế toán Ngân hàng ACB, liên hệ với các ngân hàng, báo cáo lãi suất, hoa hồng, khi được đồng ý thì ký hợp đồng ủy thác gửi tiền.

Khi tìm hiểu về các ngân hàng để gửi tiền, Ngọc kết nối với Huyền Như qua mạng là chính. Như vốn là trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM, nên cả hai dễ dàng thỏa thuận với nhau  lãi suất tiền gửi. Ngay từ khi bắt đầu phi vụ làm ăn này, Như đã có ý lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ số tiền nói trên bằng hàng loạt "thủ thuật" cực kỳ đơn giản.

Theo quy chế mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng phải trực tiếp đến làm thủ tục để nhân viên ngân hàng đối chiếu các thủ tục pháp lý. Nhân viên ACB được ủy thác đã không đến ngân hàng mà mọi hồ sơ đều do Huyền Như gửi đến ACB, nhân viên ACB ký xong gửi lại cho Như. Khi ký kết hợp đồng tiền gửi, bà Ngọc không có bất cứ phản hồi nào với những dịch vụ mà Như cung cấp. Thấy quá ngon ăn nên Như một mình làm tất cả. Đúng quy trình, khi tiền về tài khoản, người gửi tiền có quyền kiểm tra số dư tài khoản. Khi phát hiện tài khoản sử dụng sai mục đích thì báo lại ngân hàng, nhưng phía khách hàng ACB không quan tâm Như trích tiền ra làm gì. Như lập sổ tiết kiệm, chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm rồi tự tất toán để chuyển tiền đi thông qua các hợp đồng giả mạo mà không bị ai phát hiện.

"Vietinbank đã tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra, chính khách hàng đã phó thác toàn bộ cho tôi thực hiện. Các bước mở tài khoản, gửi tiền, ủy thác, tôi thực hiện, nên mất tiền là lỗi của người gửi tiền, còn tôi chịu trách nhiệm đã chiếm đoạt tiền. Tôi đã dùng toàn bộ số tiền 719 tỉ vào việc chơi chứng khoán, bất động sản thua lỗ, nợ của một số cá nhân, đơn vị, tổ chức lên tới vài trăm tỷ đồng", Như nói. Nhằm đạt được mục đích chiếm đoạt số tiền gửi 719 tỷ đồng, Huyền Như đã bỏ tiền túi ra để bù vào tiền gia tăng lãi suất, tiền hoa hồng và tuyệt nhiên không thông báo cho chi nhánh ngân hàng mà Như đang làm việc, lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank hoàn toàn không biết.

Tại toà, tất cả các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng ACB đều cho rằng mình không làm sai chủ trương của Nhà nước. Bị cáo Trịnh Kim Quang còn khai bị ép ký vào biên bản hỏi cung. Bị cáo Lý Xuân Hải khai: "Năm 2010 là năm hết sức khó khăn của ngân hàng ACB. Để vượt qua giai đoạn này, chúng tôi buộc phải ủy quyền cho 19 nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất và hoa hồng. Nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chậm ban hành hướng dẫn Luật các Tổ chức Tín dụng. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các bị cáo đã áp dụng quyết định 742/2002 của NHNN để ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền. Quyết định 742 không hề có quy định ngăn cản các cá nhân gửi tiền nên ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền năm 2010 là không sai".

Tòa cho mời đại diện NHNN, theo đó công bố lời khai của một số nhân viên ACB về việc ACB chuyển tiền đến Vietinbank trước, mở tài khoản sau, nhân viên ACB cũng không trực tiếp đến ngân hàng để ký làm thủ tục mở tài khoản, toà khẳng định đó là sai quy định. Còn đại diện NHNN khẳng định: "Thời điểm các bị cáo phạm tội chưa có hướng dẫn, chưa có quy định việc ủy thác. Trong khi quy định của Luật tín dụng, nếu tổ chức nào ủy thác thì phải có hướng dẫn của ngân hàng. Bởi vậy, việc uỷ thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank là trái luật".
 

CHI MAI 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI