Huyền bí ngôi đền có 9 con trâu quỳ gối ở tây xứ Nghệ

24/07/2022 - 06:15

PNO - Đền Chín Gian thờ người khai phá ra 9 mường ở vùng đất Phủ Quỳ nằm giáp biên giới Việt - Lào. Phía trước ngôi đền linh thiêng này được bố trí 9 con trâu bằng đá quỳ gối phủ phục.

 

Clip: 9 con trâu quỳ phục trước đền Chín Gian
Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pỏm (bản Kim Khê, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ An) trên diện tích chừng 2 hécta. Đền Chín Gian được xây dựng từ khoảng thế kỷ XIV. Năm 2008, ngôi đền này được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Năm 2016, Lễ hội Đền Chín Gian được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pỏm (bản Kim Khê, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ An) trên diện tích chừng 2 hécta. Đền được xây dựng từ khoảng thế kỷ XIV. Năm 2008, đền được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Năm 2016, Lễ hội Đền Chín Gian được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Một lối tam cấp dẫn lên khu vực sân đền với hai bên là hai con rồng lớn.
Một lối lên sân đền với hai bên là hai con rồng lớn.
Là người trông coi hương hỏa tại đây, ông Ngân Văn Cường (58 tuổi) cho biết, tương truyền, từ hàng thế kỷ trước, vào ngày hội tế trời có chuyện lạ. Khi mọi người chuẩn bị hành lễ hiến trâu, một con rồng bay đến cuốn đi con trâu bạc của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, Tạo Mường liền cho giết trâu làm lễ, khấn xin Trời Phật, tổ tiên để chuyển dời đền đi nơi khác.
Là người trông coi hương hỏa tại đây, ông Ngân Văn Cường (58 tuổi) cho biết, tương truyền, từ hàng thế kỷ trước, vào ngày hội tế trời có chuyện lạ. Khi mọi người chuẩn bị hành lễ hiến trâu, một con rồng bay đến cuốn đi con trâu bạc của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, Tạo Mường liền cho giết trâu làm lễ, khấn xin Trời Phật, tổ tiên để chuyển dời đền đi nơi khác.
Đền xây theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái. Điểm nhấn của ngôi đền là cảnh 9 con trâu (6 con trâu đen, 3 con trâu trắng) được tạc bằng đá quỳ gối ngay trước đền thu hút sự hiếu kỳ của du khách thập phương khi ghé qua nơi này.
Đền xây theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái. Điểm nhấn của ngôi đền là cảnh 9 con trâu (6 con trâu đen, 3 con trâu trắng) được tạc bằng đá, quỳ gối ngay trước đền thu hút sự hiếu kỳ của du khách khi ghé qua nơi này.
9 con trâu quỳ gối, hướng đầu nhìn vào đền. Khách tham quan được nhắc nhở không sờ vào hiện vật trong khuôn viên.
9 con trâu quỳ gối, hướng đầu nhìn vào đền. Khách tham quan được nhắc nhở không sờ vào hiện vật trong khuôn viên.
Phía trước đầu 9 con trâu là 9 vạc nước có kích thước cao 60 cm, đường kính 80 cm được kê bằng đá. 9 con trâu và 9 vạc nước tượng trưng cho chín mường chuẩn bị tế lễ.
Phía trước đầu 9 con trâu là 9 vạc nước có kích thước cao 60cm, đường kính 80cm được kê bằng đá. 9 con trâu và 9 vạc nước tượng trưng cho chín mường chuẩn bị tế lễ.
Bên trong đền chia làm 9 gian thờ với diện tích hơn 138 m2. Theo ông Cường, Gian chính để thờ Thẻn Phà (Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời) và Tạo Ló Ỳ (người có công dựng bản lập mường).
Bên trong đền chia làm 9 gian thờ với diện tích hơn 138m2. Theo ông Cường, Gian chính để thờ Thẻn Phà (Trời), Náng Xỉ Đả (con gái Trời) và Tạo Ló Ỳ (người có công dựng bản lập mường).
Các gian còn lại là nơi thờ tự của 8 mường anh em: Mường Pắn, Mường Miểng, Mường Ha Quèn, Mường Chón, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Chừn, Mường Chọong. Bên trên mỗi gian như vậy có vải thổ cẩm, lọng tre, ống tre đựng nước, bạc nén...
Các gian còn lại là nơi thờ tự của 8 mường anh em: Mường Pắn, Mường Miểng, Mường Ha Quèn, Mường Chón, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Chừn, Mường Chọong. Bên trên mỗi gian như vậy có vải thổ cẩm, lọng tre, ống tre đựng nước, bạc nén...
Lễ hội đền Chín Gian diễn ra từ 14 đến 16 (tháng 2 Âm lịch) hàng năm. Dịp này, dân 9 bản 10 mường vùng Phủ Quỳ cùng hành hương về nơi đất gốc mở hội tế trời, lễ tổ, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu. Đây cũng là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng chục nghìn khách thập phương.  Ảnh tư liệu: Phương Hồ
Lễ hội Đền Chín Gian diễn ra từ 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Dịp này, dân 9 bản 10 mường vùng Phủ Quỳ cùng hành hương về nơi đất gốc mở hội tế trời, lễ tổ, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu. Đây cũng là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng, thu hút hàng chục ngàn khách thập phương (Ảnh tư liệu: Phương Hồ)
Ngoài các trò chơi dân gian, độc đáo của lễ hội đền Chín Gian xưa kia là lễ “hắp quái” - tức lễ hiến trâu. Ông Trần Văn Cương - Bí thư huyện uỷ Quế Phong cho biết, từ năm 2016, nghi thức chém trâu ở lễ hội đền Chín Gian đã được bỏ do quá phản cảm. Chú trâu sau khi được đưa đến đền làm lễ, các nghi thức sẽ không bị chém mà được trả lại cho chủ. (Ảnh tư liệu: Phương Hồ)
Ngoài các trò chơi dân gian, nét độc đáo của lễ hội đền Chín Gian xưa kia là lễ “hắp quái” - tức lễ hiến trâu. Ông Trần Văn Cương - Bí thư huyện uỷ Quế Phong cho biết, từ năm 2016, nghi thức chém trâu ở lễ hội đền Chín Gian đã được bỏ do quá phản cảm. Chú trâu sau khi được đưa đến đền làm lễ, các nghi thức sẽ không bị chém mà được trả lại cho chủ (Ảnh tư liệu: Phương Hồ)
Khu vực trại cạnh đền Chín Gian - điểm dừng chân của du khách khi về với lễ hội đền Chín Gian.
Khu vực trại cạnh đền Chín Gian - điểm dừng chân của du khách khi về với lễ hội đền Chín Gian.
Từ đền Chín Gian, du khách còn có thể thể kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Bản Cọ Muồng xã Châu Kim, bản Long Thắng xã Hạnh Dịch; du lịch sinh thái tại quần thể Thác Bảy Tầng... trong bán kính chừng vài chục km.
Từ đền Chín Gian, du khách còn có thể thể kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng tại bản Cọ Muồng xã Châu Kim, bản Long Thắng xã Hạnh Dịch; du lịch sinh thái tại quần thể Thác Bảy Tầng... trong bán kính chừng vài chục kilomet.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI