Đàn ông Sao Hoả - đàn bà Sao Kim

Huấn luyện chồng cách làm cha

11/06/2023 - 06:27

PNO - Tuổi trung niên, nhiều chị phẩy tay: mình làm được hết em ơi. Chẳng biết có khi nào các ông hiểu, việc "có chồng cũng như không" chính là nguồn cơn của những phút lạc lòng, say nắng?

Hải An là một bà mẹ 2 con. 1 bé 6 tuổi và 1 bé vừa hơn 1 tuổi. Khi được hỏi chồng có chia sẻ việc chăm con ở nhà hay không, cô trả lời một cách chân thành, vui vẻ: em đang huấn luyện chồng cách trở thành một người cha. Cô kể khi con trai đầu ra đời, sau thời gian nghỉ hộ sản, cô đã quyết định xin nghỉ việc, dành toàn bộ thời gian cho con.

Điều kiện kinh tế chỉ là một phần, quan trọng hơn, cô muốn được sống trọn vẹn từng giây phút tuổi thơ với con. Vợ chồng đã thống nhất phân chia công việc. Chồng nhận nhiều việc công ty hơn để vợ tập trung cho gia đình, con cái được nhiều hơn. Nhưng cũng từ đó, cô cảm thấy chồng dần vắng mặt trong gia đình.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Đến khi có con thứ hai, sự mất cân bằng càng rõ. Cô cảm giác như mình vừa làm mẹ vừa làm cha, trong khi ông bố trở thành một kiểu “nhà tài trợ đặc quyền” - tháng tháng đưa tiền lương cho vợ xong là coi như xong nghĩa vụ. 

Không phải riêng mình Hải An, bạn bè của cô cũng có tâm trạng tương tự. Đa phần các ông chồng chỉ chăm chú vào công việc của mình, cuối tháng đưa tiền lương là xong. Gặp nhau, các bà vợ ta thán: ủa người ta có ăn được tiền mà lớn đâu, có tiền cũng phải đi mua đi sắm, nấu nướng, thậm chí dọn cơm lên còn phải dỗ con, đút con ăn, trong khi nhiều ông nghĩ đưa mấy đồng bạc đã là ghê gớm lắm.

Nhiều chị nói mình có chồng mà như đơn thân nuôi con, nghe buồn đứt ruột. Mà thật, có những ông chồng quanh năm suốt tháng theo công trình, theo dự án. Có những ông chồng hết giờ làm còn đối tác, còn lai rai đàn đúm với đồng nghiệp bạn bè. Kể ra xưa nay “chí làm trai nam bắc đông tây”, các ông cũng ít khi ở nhà rị mọ chăm con.

Nhưng đó là cái thời còn phải ra đi vì chiến tranh, vì lý tưởng, vì những sự nghiệp lớn lao, hoàn cảnh nó vậy, phải chịu. Bây giờ, các ông chồng ở nhà, làm việc gần nhà, nhưng cứ như người vô hình, lúc cần đến chẳng thấy đâu, trăm việc lớn nhỏ trong nhà dồn vào tay vợ. 

Sự vắng mặt thực tế - việc không có chồng bên cạnh, coi vậy chứ không đáng ngại bằng việc có chồng bên cạnh mỗi ngày nhưng vợ chồng thờ ơ vô cảm với nhau. Sự vô tâm của các ông chồng đôi khi được mô tả như một đặc điểm có hơi hướng giới tính, kiểu “đàn ông mà!” với một cái cười xòa qua chuyện. Cứ như thể đàn ông thì có quyền được vô tâm, việc nhà là việc bé mọn tủn mủn không đáng cho các ông động tay vào.

Ảnh mang tính minh họa - Jcomp
Ảnh mang tính minh họa - Jcomp

Chị Thuận kể cơn mưa lớn cách đây mấy tuần, nước tràn vào nhà, không cách nào ngăn được. Giữa lúc mấy mẹ con hết ngăn cửa lại múc nước đổ ra ngoài, chồng chị xuất hiện. Mừng quá, tưởng ông chồng lo nhà ngập nên bỏ cuộc nhậu chạy về, nào hay sau khi quát vợ con lên gác, chồng chị cũng lên theo, bảo đợi nước ngưng rồi mới dọn nhà được. 

Cơn mưa kéo dài hơn 2 tiếng tạm ngớt, chị xuống nhà thấy nước bắt đầu ra, nhưng hỡi ôi chồng đã ngủ như chết, có kêu bằng trời cũng không dậy được. Vậy là từ nửa đêm đến gần sáng, chị một mình dọn lụt. Kinh nghiệm nhà ở trong khu ngập nước chị biết rồi, nếu nước ra mà không dọn theo, bùn đất, nước cống sẽ khô bám vào nền nhà, đồ đạc khó mà làm sạch. Vậy mà mai sáng dậy, nhìn vợ tái mét mệt mỏi vì thức trắng đêm, chồng chị càu nhàu: cái thân ưa cực, mắc gì thức đêm dọn, để tới sáng có sao đâu.

Lâu dần, trong nếp sống gia đình, chị Thuận không còn nhờ chồng giúp bất cứ điều gì. Bóng đèn cháy, xe máy không nổ, máy giặt bị tràn nước, chị không sửa được thì kêu thợ. Có nhờ đến chồng, hoặc là ông ấy kêu chị bày việc hoặc là ậm ờ rồi hẹn rày hẹn mai cho đến khi chị hết kiên nhẫn, tự làm lấy cho rồi.

Tuổi trung niên, nhiều chị phẩy tay: mình làm được hết em ơi. Nó như một dấu hiệu cho thấy chị em đã từ bỏ những thiết tha của một thời: mong có một bờ vai, có một bàn tay nắm lấy tay mình. Người ta nói phụ nữ vì hoàn cảnh mà buộc phải tự mình mạnh mẽ, chứ phụ nữ nào chẳng muốn được đỡ đần, được chia sẻ.

Ảnh mang tính minh họa - Freepik
Ảnh mang tính minh họa - Freepik

Chẳng biết có khi nào các ông hiểu, rằng nghĩ xa hơn, đó là nguồn cơn của những phút lạc lòng, say nắng? Sở dĩ điều đó chưa xảy ra là bởi người phụ nữ của gia đình ấy đang cố biến mình thành một “siêu nhân”, tự thương mình, tự an ủi: cố gắng lên, một ngày nào đó, điều này sẽ thay đổi.

Đúng như một chị đã nói, rằng phụ nữ mình làm được hết mà. Thế nhưng, buổi tụ tập cà phê sáng nay, các chị em đã lên kế hoạch “huấn luyện” cho lão đàn ông nhà mình làm cha, làm chồng. 

Hoàng Mai

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.