PN - Kính gửi chị Hạnh Dung! Em đã 42 tuổi, đôi lúc nghĩ lại cuộc đời mình, không muốn mà nước mắt cứ trào ra. Em thương anh từ lúc 26 tuổi, hai đứa có một lễ cưới sơ sài rồi em về nhà anh làm dâu.
PNO - Ngày chị để anh quay về sau những lỗi lầm, ai cũng khen chị cao thượng. Hiếm người phụ nữ nào đủ lòng vị tha để hành động như chị.
PNO - Xinh đẹp, cao ráo nhưng gia đình thuộc thành phần nông dân nghèo nên tôi khá trầy trật khi một thân một mình đi học đại học tại Sài Gòn.
PNO - "Đàn ông chỉ là những đứa trẻ lớn xác". Tôi không biết tác giả câu nói ấy là ai nhưng cứ nhìn cách vợ tôi lo cho... chồng, tôi chắc chắn người đó phải là... phụ nữ.
PN - Nhiều ý kiến đã tỏ ra hoài nghi chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến (Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp).
PN - Từ chối mức lương hơn 7.000 USD/tháng của những tập đoàn viễn thông lớn ở nước ngoài, tiến sĩ (TS) “gàn” Trần Văn Tín về phòng nghiên cứu nhỏ xíu ở P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM sáng chế những sản phẩm công nghệ cao rồi bán ra với giá chỉ từ 20.000đ đến 100.000đ, để nuôi hàng trăm đứa con khuyết tật từ Bắc vô Nam.
PN - Vợ rón rén đưa phiếu học viên lớp khiêu vũ cho tôi xem, giọng ái ngại: “Em đã đăng ký đi học khiêu vũ, nói để anh biết…”.
PN - Hôm tôi ghé nhà chị chơi, chuyện đang dở thì Hạnh - con gái chị về, mặt mày ủ dột: “Ảnh lại đến cơ quan “cắm chốt”, hai ngày nay không chịu về”. Chị hỏi, con gái “khai”, vợ chồng đã có một trận cãi nhau to, rồi phán: “Ảnh nghĩ sao chứ con thấy mình không sai gì hết”.
PN - Chào chị Hạnh Dung! Em và anh yêu nhau được bốn năm. Khoảng một năm trước, anh chia tay em vì trong lòng không quên được người yêu cũ.
PNO - Đó là giai đoạn khó khăn nhất trong đời tôi. Cuộc hôn nhân của tôi chấm dứt khi có người phụ nữ khác xuất hiện và tôi đã không thể giữ lại người cha cho các con tôi.
PNCN - Chén bát trong sóng còn khua, vợ chồng sống chung không thể tránh khỏi cảnh giận hờn. Như một nồi canh phải nêm gia vị mới đậm đà, hôn nhân đôi khi cũng cần có chút giận trách để đời thêm hương thêm hoa. Thế nhưng, nêm thế nào là vừa miệng, để không đắng chát, không hỏng cả bữa cơm gia đình, là cả hômột nghệ thuật.
PNCN - Thưa chị Hạnh Dung! Em 25 tuổi, lập gia đình đã hai năm, có một con gái hai tuổi.
PNCN - “Có phải em đấy không? Em vẫn chưa quên anh chứ?...” - giọng nói vang lên từ điện thoại khiến em bàng hoàng. Đã bảy năm nay em không còn nghe giọng nói ấm áp quen thuộc ấy. Cũng đã bảy năm anh và em chia tay sau những tháng năm bên nhau đong đầy hạnh phúc lẫn khổ đau. Em đã lập gia đình, đã yên phận làm vợ, làm mẹ. Nghe đâu anh cũng đã xây tổ ấm với một cô gái xinh đẹp. Vậy mà hôm nay, bất chợt anh lại gọi điện tìm em. Em càng thảng thốt khi anh đề nghị: “Mình gặp nhau em nhé! Anh muốn nhìn thấy em. Anh sẽ đợi em ở quán cà phê cũ vào tối thứ Bảy tuần này…”. Em chưa kịp lên tiếng để từ chối hay nhận lời, anh đã cắt máy.
PNCN - Anh là trai miền Tây gốc, may mắn lấy được em, “cô Bắc kỳ nho nhỏ”. Hai người dưng lớn lên từ hai gia đình, hai vùng miền khác nhau về chung sống dưới một mái nhà, tất nhiên phải có va chạm. Vì thế, vấn đề cốt lõi mà chúng ta từng thống nhất là, mình đâu phải kẻ thù để nhăm nhăm bơi xới những điểm yếu của nhau, biến cuộc sống chung thành một cuộc hơn thua không dứt. Vậy mà…
PNCN - Không lẽ trách móc, giận hờn hai cái đầu gối. Nói thiệt, tại tụi nó mà mình đi đứng ngập ngừng, ngúc ngoắc từng bước. Chồng cũng vậy. Tội nghiệp hai đứa mình. Hồi còn trẻ cũng là cặp đôi hoàn hảo với bước nhảy hoàn vũ trong các buổi party của bạn bè. Khỏi phải nói, từ đầu đến chân mướt rượt, cần lướt thì lướt, cần lắc hông thì lắc hông, hai đứa trôi hết điệu mambo đến điệu chachacha rồi cả điệu rumba tình tứ.
PN - Thời con gái, Trinh yêu Tuấn, bạn học cùng khóa, từ quê lên thành phố, ở ngay phòng trọ nhà Trinh cho thuê. Điều kiện thuận lợi, hai người đã cho nhau tất cả. Vậy mà lúc ra trường, Tuấn lại về quê cưới vợ. Người Tuấn cưới là một cô bạn hàng xóm thuở thiếu thời, với lý do “vì chữ hiếu”.
PN - Thị trấn nhỏ thuở ấy bình yên và rợp bóng cây, xe cộ thưa thớt, thi thoảng lại vang lên tiếng máy tàu ghe đang xuôi dòng. Trường nằm bên sông, mỗi sớm mai lũ lượt màu áo trắng. Tháng Ba sang, hoa điệp vàng trổ bông đầy náo nức, mỗi làn gió nhẹ về, hoa rụng trải thảm xuống sân trường.
PN - * Thanh Thủy (Đồng Nai): Em đã ý thức mẹ em khổ nhọc gồng gánh cả gia đình, nuôi chín người con ăn học. Giờ các anh lớn còn gây nợ nần cho mẹ trả không biết bao giờ mới hết.
PN - Gửi chị Hạnh Dung! Hiện em đang rất hoang mang và đau khổ vì mối tình bảy năm sắp kết thúc.
PNO - Bận lo chuyện học hành, sự nghiệp nên sang tuổi 38 chị mới lấy chồng. Chồng chị là kỹ sư điện tử, còn chị là giảng viên đại học. Ngày thành hôn, ai cũng mừng cho chị vì phụ nữ ở tuổi đó nếu không làm vợ hai thì cũng lấy người góa vợ. Nhưng, chồng chị là trai tân hẳn hoi, phong độ, nghề nghiệp ổn định, hơn chị hai tuổi.
Phụ nữ luôn có những lo lắng rất xa và đứng trước chuyến xe hoa của đời mình họ cũng vậy. Nếu biết cách hóa giải, phái đẹp sẽ không đến nỗi phải nặng đầu.
PNO - Anh gặp chị khi đã ngoài 30 mà vẫn phòng đơn gối chiếc. Anh mãi kén cá chọn canh, ham chơi và nhất là tôn thờ cái câu “trai 30 tuổi đang xuân” nên lần lượt nhìn hết cô này đến cô khác đi lấy chồng (vì các cô không đủ kiên nhẫn khi anh cứ hẹn chuyện hôn nhân) mà lòng anh cứ phơi phới.
PN - Một số người đã kết hôn nhưng không đeo nhẫn cưới. Một số người khác thì sử dụng Facebook chia sẻ với bàn dân thiên hạ mọi thứ về bản thân, ngoại trừ việc họ đang sống trong hôn nhân. Vì sao vậy?
PN - Vợ chuyển chỗ làm. Ngày đầu tiên đi làm về, vợ lo lắng: “Anh ơi, nguy rồi, ở công ty này, họ buộc nhân viên phải trang điểm. Họ bảo, có như thế mới tạo ra nét tươi tắn cho bộ mặt công ty”. “Ừ thì trang điểm, làm gì mà em hốt hoảng đến vậy” - tôi trấn an.
PN - Do công việc làm ăn thất bại, một mình không kham nổi kinh tế gia đình như trước nên anh đành bấm bụng để vợ ra ngoài tìm việc. Nhờ có sự trợ giúp của em, thu nhập gia đình mình tương đối ổn định hơn, nhưng những ưu phiền của anh cũng bắt đầu từ đó…