PNO - Hầu như ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ đặc biệt và họ thường tìm mọi cơ hội để ca ngợi chúng. “Con thật là thông mình”, “Con gái mẹ xinh đẹp làm sao!”, “Con giỏi quá”... là những câu các bà mẹ thường xuýt xoa với con mình nhiều nhất.
Vì vô số những định kiến xã hội, vì thấp cổ bé họng, hàng nghìn phụ nữ Việt Nam cắn răng chịu đựng bạo hành gia đình. Với họ, thà sống trong im lặng với đòn roi, sỉ nhục, của chồng, còn hơn là phải ra tòa ly hôn.
PNO - Chồng tôi làm tổng giám đốc một tập đoàn lớn. Vợ chồng tôi đã trải qua bao khổ cực mới gây dựng được cơ ngơi hôm nay. Tôi không quá coi trọng chuyện tiền bạc, chuyện môn đăng hộ đối nhưng tôi không bao giờ chấp nhận một người con dâu mang họ “Đào”.
PN - Bà Nguyễn Thị Chiến đã U60. Bà làm nghề mua bán ve chai, góa bụa đã lâu, lại có hai người con trai bị bệnh tâm thần ra vào trong căn nhà lá rách nát. Gia cảnh bà, nhiều người nói trông “thấy rầu”, nhưng ông Lâm Văn Chín (61 tuổi, ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) lại chọn làm bến đỗ. “Nhào vô chi cho khổ lây?” - nhiều người can, ông bảo: “Ở đây có tình, có nghĩa. Thấy bà Chiến cực khổ, tôi tới hụ hợ một tay”.
PN - Buổi chiều tan sở, đang hát vu vơ và lái xe chầm chậm để tự thưởng cho mình phút thư giãn cuối tuần trên đường về nhà, tôi chợt giật thót người khi thấy anh rể phóng xe như bay.
PN - Bố ngồi lặng thinh trong căn nhà tối om, tiếng rít thuốc lào vang lên từng hồi khiến con tỉnh giấc. Bóng bố in nghiêng lên tường bởi ánh đèn dầu hiu hắt.
PN - Chưa chín giờ tối, con gái đã lên giường đi ngủ. Bất giác, mẹ cảm thấy có gì đó không ổn. Thường thì giờ này con vẫn nấn ná xem phim hoạt hình yêu thích, hoặc mẹ phải dỗ ngọt, hối thúc vài lần, con mới chịu tắt ti vi đi ngủ. Nhưng hôm nay con gái bỗng… ngoan nên mẹ cảm thấy lo hơn là vui.
PNO - Sáng nay, mẹ vội đi làm nên dặn con mang áo quần cả nhà ra giặt. Con nhăn nhó: “Sao mẹ không bảo chị ấy làm”. Đã hơn một lần, con có thái độ như vậy khi mẹ nhờ làm việc nhà. Mẹ hiểu, con đang ganh tỵ với chị dâu.
PNCN - Bà chỉ muốn ông nhận đứa trẻ là con, từ đó thể hiện trách nhiệm của người cha qua việc cấp dưỡng cho đến năm con tròn 18 tuổi. Ông kiên quyết chối từ, giữ vững lập trường đứa trẻ đó không phải con ông. Ngậm ngùi không phải vì phán quyết ai thắng ai thua mà tòa sẽ tuyên, bà xót xa bởi những điều nằm sau bản án…
PNCN - Tôi ly hôn sau sáu năm chung sống. Hiện tôi nuôi con gái một mình, trở thành bà mẹ đơn thân 29 tuổi. Tôi còn trẻ và không oán trách gì chồng cũ, không hận thù ai đó đã gây nên cảnh đổ vỡ của gia đình mình. Tuy nhiên, tôi thật lòng nghĩ, những bạn gái nào dự định chọn cuộc sống đơn thân hãy cân nhắc kỹ. Thực tế luôn phũ phàng và trần trụi hơn bạn hình dung. Dù có đọc nhiều, có tham vấn nhiều, có quyết tâm cao đến mấy đi nữa, bạn cũng không thể hiểu hết những gì mình phải trải qua.
PNCN - Tôi vừa bị hàng xóm mắng vốn vì cậu con chín tuổi của tôi sang chơi rồi lấy trộm tiền. Trước đó, cháu hai lần lấy 10.000-20.000đ của mẹ (nhà tôi bán tạp hóa nên tủ tiền để khá hớ hênh) để mua đồ chơi yoyo, siêu nhân… Những lần đó, cháu đều tự thú, xin lỗi mẹ. Tôi tưởng cháu đã bỏ tính xấu này, vậy mà nay lại như vậy. Tôi phải làm sao để con bỏ hẳn tật táy máy tay chân này?
PNCN - 15 tuổi, ba gửi con đi học xa. Hai cái Tết về thăm nhà, con xinh đẹp và trưởng thành hơn hẳn. Lần nào con đi, nước mắt mẹ và con cũng làm lòng ba chết lặng. Dù sao, con gái ba cũng còn bé bỏng lắm.
PNCN - Gấu với Khoa có chung... bà ngoại nên rất thân nhau. Cuối tuần nào, cả hai cũng hối ba mẹ về ngoại. Tính anh Gấu hời hợt, Khoa thì hay giận hờn.
PN - Những thông tin về thủ phạm của vụ đốt sáu người trong một gia đình ở Hải Phòng đang dần được cơ quan điều tra làm rõ. Đến ngày 20/3/2013, người ta biết kẻ thủ ác là chồng, là cha của hai cháu bé đã mất, là con của một người (là cha, là ông nội), cũng đã mất. Trước đó, người ta ngờ rằng thủ phạm tưới xăng đốt cả nhà là ông nội. Trước đó nữa, có tờ báo đưa tin người mẹ trong một lúc tỉnh lại đã nói rằng mẹ chồng tưới xăng cho bố chồng đốt…
PNO - Có thể đối với mọi người, con là cô gái sắc sảo toàn diện, nhưng với mẹ con vẫn còn nhỏ bé và nhiều thiếu sót. Từ nhỏ con đã quen sống trong sự nuông chiều của ông bà, ba mẹ nên chỉ biết học và chơi.
“Một hôm, con gái tôi ở nhà riêng về thăm bố mẹ. Nó vào phòng tôi la ầm lên: “Trời ơi, toàn kiến lửa…Má ơi, má ăn chén chè sao không chịu rửa đi, ghê quá, kiến chui vô quần áo cắn má chết”.
PNO - Có ba điều mà tôi ấn tượng nhất về bố mình: mái tóc quăn quăn bụi bặm, hai cánh tay cứng cáp gân guốc và đặc biệt là khuôn mặt không bao giờ nở nụ cười. Bố lúc nào cũng lầm lì và khắc nghiệt.
PN - Biết tôi thích ăn dầu phộng, mẹ gửi vào hai lít dầu nguyên chất để dành kho cá đồng, nấu mì Quảng hay những món ăn quê hương mà chỉ có thể chế biến bằng dầu phộng mới cho hương vị đậm đà, quyến rũ. Nhận dầu của mẹ, tôi biết ở quê vừa trải qua vụ thu hoạch đậu.
PN - Hôm nọ chở bà xã đi chợ, tôi dựng xe ngồi chờ cạnh một người đàn ông cũng đang chờ vợ.
PN - Nhóm bạn gồm mười một thành viên của má rủ nhau đi du lịch sau nhiều năm ấp ủ: chùa Bà Châu Đốc (An Giang) và núi Bà (Tây Ninh).
PN - Ba bệnh qua đời khiến mẹ sốc và phát cuồng khi vừa mới sinh con. Dì Ba kể một buổi sáng, mẹ gánh con cùng thúng rau muống ra chợ. Trưa mẹ về nhà mình không. Dì phải tất tả chạy ra chợ tìm con và gióng gánh.
PNO - Năm nào nghỉ hè tôi cũng được ba mẹ cho về quê chơi. Nhà ông bà nội tôi nằm bên một dòng sông hiền hòa, mang cái tên rất lạ: sông Bà Rén – Quảng Nam. Dòng sông ấy chất chứa biết bao kỷ niệm một thời thơ ấu của tôi.
Đại gia đình 24 người - bốn thế hệ - chung sống cùng nhau trong 5 căn biệt thự liền kề mà chưa người con nào phàn nàn về chuyện chia chác tài sản. Rất ít khi trong nhà xảy ra mâu thuẫn.
PNO - Lâu nay con vẫn cho là mình nghĩ đúng, làm đúng nên cứ áp đặt ba má phải làm cái này, bỏ cái nọ mà chưa một lần nghĩ đến cảm nhận của ba má.
PN - Trong bữa cơm nhạt nhẽo của căn-ting ký túc xá sinh viên, cả lũ túm tụm lại nói về đặc sản của quê hương mỗi người.