PN - Con được đề cử đi thi người đẹp của công ty. Cả tháng trời con không về quê vì phải tranh thủ tập luyện đi đứng, rồi chạy đôn chạy đáo lo quần áo trình diễn. Đủ thứ áp lực dồn lên con, nhân viên mới toanh bỗng dưng được chọn làm gương mặt của bộ phận kinh doanh công ty.
PN - Anh đi làm về, đã mệt lại thấy vợ không vui thì chẳng thể nào thoải mái được. Chị nhìn chồng, mặt đăm đăm, quạu quọ. Không khí gia đình vì thế càng trở nên nặng nề. Tụi nhỏ thấy vậy thì len lén tránh xa kẻo bị… văng miểng.
PNO - Khi tôi lớn lên và bắt đầu ý thức được những gì đang xảy ra xung quanh, là tôi đã nghe hàng xóm truyền tai nhau rằng: cha tôi là kẻ nghiện rượu nặng. Không chỉ nghiện rượu, cha còn nghiện cả thuốc lá và trò đỏ đen.
Giờ rảnh, mấy chị em trong cơ quan tôi thường chia sẻ với nhau chuyện nhà cửa, chồng con, công việc hay chuyện siêu thị giảm giá mặt hàng… Chuyện thì nhiều nhưng chủ đề nuôi dạy con bao giờ cũng sôi nổi hơn cả.
PNO - Mấy ngày nay, khắp các trang mạng từ facebook đến báo chí sôi sục chuyện ca sĩ “single-mom” Thái Thùy Linh được bình chọn làm gương mặt trẻ tiêu biểu 2012. Lời xin lỗi có, lời bênh vực cũng có, chuyện đã khép nhưng vết thương lòng của Linh và những bà mẹ đơn thân hẳn không dễ phai nhạt…
PN - Chú thím Ba của tôi là nông dân. Nhà có hơn hai mẫu đất làm lúa hai vụ, còn đất làm đập (lấy nước cho tôm cá vào tự sinh sôi, đến kỳ, xả đập thu hoạch) thì hơn chục mẫu. Chú thím có năm người con trai. Mỗi đứa được cha mẹ mua cho bốn năm mẫu đất để làm đập và nuôi sò huyết. Đứa nào thiếu vốn, chú thím cho mượn; đứa nào chưa muốn ở riêng thì cứ ở chung trong nhà, được làm riêng, chỉ phải làm một số “nghĩa vụ”. Năm thằng em họ của tôi đứa nào cũng khỏe mạnh, siêng sắng, tháo vát.
PN - Bé Na bốn tuổi, học lớp chồi. Con được cô giáo chọn đi thi “Bé khéo tay nội trợ” nên cả nhà xúm vào... luyện thi cấp tốc cho Na. Mẹ dạy Na đủ thứ, từ cách pha nước cam cho đến lột trứng, nhặt rau… Na chưa biết phân biệt rau nào là rau muống, mồng tơi, bồ ngót… Mẹ vừa dạy Na nhặt xong rau muống, đến rau bồ ngót, Na gồng lên, ngắt từng cọng, khiến cả nhà bật cười. Mỗi thứ rau có cách nhặt khác nhau, nên vừa biết phân loại, vừa nhặt đúng cách quả là thử thách quá lớn đối với đứa trẻ mới bốn tuổi. Ba trộn lẫn các thứ rau với nhau, rồi rủ con thi xem ai nhanh tay hơn, chọn rau đúng loại, nhặt đúng cách. Nhờ vậy mà con gái đỡ nhàm chán.
PN - Ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ được gia đình tôi mua lại, sửa sang chút đỉnh, làm thêm căn gác gỗ. Nhà có mảnh sân vườn nho nhỏ để ngoại trồng giàn bí, giàn bầu, giậu mồng tơi.
PNO - Vợ chồng tôi hiếm muộn, chữa trị bao năm mới sinh được một mụn con gái. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc khi con còn là một đứa con gái nhỏ. Con càng lớn, lo lắng của chúng tôi cũng càng lớn theo, nếu không muốn nói là mất ăn mất ngủ.
PNCN - Cùng với thực trạng gia đình tan vỡ, câu chuyện cha mẹ tranh giành con sau ly hôn đang rất phổ biến. Trong đó, nhiều người dùng “chiêu” ly gián con với người còn lại, không tiết lộ địa chỉ hoặc mang con chung đi “giấu” nơi khác.
PNCN - Tôi đến lớp liên thông của trường đại học X. trong tâm trạng mệt mỏi. Giờ học bắt đầu vào lúc 18g30.
PNCN - Bà nội thường bảo: bố con là “con ngựa bất kham”, rất cá tính và chẳng mấy khi tiếp thu ý kiến ai. Thời gian đầu về sống với bố, mẹ cảm thấy ngột ngạt, vì bố thích gì làm nấy, giờ giấc tùy tiện. Đến khi mẹ mang thai con, bố mới bắt đầu thay đổi tích cực.
PN - Con gọi điện nhắc lại kế hoạch làm nhà mồ bằng gạch men cho ba trong tiết Thanh minh. Con định xây sẵn kim tĩnh kề sát mộ ba để mẹ sẽ yên nghỉ sau này. Có cả tấm bia to, khắc chữ nổi, treo chuông gió để phát ra tiếng nhạc leng keng. Con bảo như vậy con mới an dạ. Hôm về quê ăn Tết, con đã nói chuyện này, vậy mà suốt đêm mẹ trăn trở.
PNCN - Chỉ sau một ngày đau lăn lộn, cháu trai 11 tuổi của tôi đã nhập viện và phải cắt tinh hoàn bên phải. Chúng tôi đang lo ngày nào đó, tình trạng này sẽ tiếp diễn với tinh hoàn còn lại. Mất một bên như vậy, có ảnh hưởng đến trí thông minh, sự phát triển giới tính và khả năng làm cha sau này của cháu không? Sau khi ra viện, chúng tôi có phải cấm cháu chạy nhảy và tập thể dục ở trường không?
PNCN - Ngọc Thương, Ngọc Thơ là con gái “rượu” của mẹ. Hai chị em chênh nhau có một tuổi, lại hay “dòm ngó” đồ đạc của nhau, nên mẹ thường mua sắm “tông xuyệt tông” cho đỡ phải phân xử.
PN - Một số người thường “diễn” với con trẻ, mà đã làm là phát huy hiệu quả tức thì. Đằng sau những “chiêu” ấy, mấy ai nghĩ đến hậu quả dài lâu?
PN - Từ dạo nói được nhiều từ, Sơn Ca cứ líu lo suốt. Con thường bắt chước câu cuối cùng mỗi khi mọi người chuyện trò. Sơn Ca cũng thích quanh quẩn bên mẹ để phụ giúp việc lặt vặt. Mỗi lần con giúp được một việc gì đó, mẹ thường tự hào: “Ôi con gái ai mà giỏi quá vậy?”. Sơn Ca lập tức cười tít mắt: “Con gái của ba đó mẹ”.
PNO - Thông tin khó khăn kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài trong năm nay khiến những người giữ vai trò tay hòm chìa khóa không còn giữ được vẻ thảnh thơi như trước. Trong những cuộc trao đổi của họ, đã thấy, thường trực những nỗi lo…
PN - Mẹ có thai, bác sĩ bảo thai yếu, dặn mẹ nghỉ ngơi nhiều. Vậy là đêm đêm Phính phải tập ngủ với ba. Ba ghi mấy bài hát ru ra giấy, học thuộc rồi hát dỗ Phính.
PNO - Tôi lớn lên giữa những trận cãi nhau như cơm bữa của ba mẹ. Trận nào cũng như trận nào, đều khởi đầu từ những bức xúc rất lặt vặt trong công việc của ba.
PN - Năm nay mẹ tôi tròn sáu mươi tuổi. Ngày xưa, người lên tuổi lão thì đã hom hem lắm. Nhưng bây giờ, tóc mẹ chỉ mới bạc chút ít, dáng vẫn chưa còng, tai vẫn chưa lảng, giọng vẫn còn trẻ trung. Các con có chút thành tựu, các cháu khỏe mạnh, chúng tôi cảm nhận được rằng mẹ hạnh phúc và yêu đời. Đó là điều khác với bà ngoại tôi hồi ngoại ở tuổi sáu mươi…
PN - Tình cờ ghé ăn quán cháo lòng bán ở vỉa hè, tôi bất chợt khựng lại khi bắt gặp hình ảnh quen: cái gáo dừa đặt trên thùng nước. Một câu hỏi bỗng thoáng hiện: kỷ vật của tuổi thơ tôi, kỷ vật chỉ có ở làng quê sao đi lạc giữa thành phố xa hoa này?
PN - Tôi là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Mẹ mất khi tôi mới lọt lòng. Cha tôi “gà trống nuôi con”. Ông làm đủ công việc, xoay như chong chóng…
PNO - Hầu như ông bố bà mẹ nào cũng nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ đặc biệt và họ thường tìm mọi cơ hội để ca ngợi chúng. “Con thật là thông mình”, “Con gái mẹ xinh đẹp làm sao!”, “Con giỏi quá”... là những câu các bà mẹ thường xuýt xoa với con mình nhiều nhất.
Vì vô số những định kiến xã hội, vì thấp cổ bé họng, hàng nghìn phụ nữ Việt Nam cắn răng chịu đựng bạo hành gia đình. Với họ, thà sống trong im lặng với đòn roi, sỉ nhục, của chồng, còn hơn là phải ra tòa ly hôn.