PNO - Hãy thử làm một chuyến tham quan nhanh vào quá khứ không xa. Bà và mẹ của chúng ta, những người từng phải chăm sóc gia đình mà không có những tiến bộ công nghệ, họ mang nghĩa vụ chăm sóc gia đình một cách chịu đựng, chỉ thỉnh thoảng lắm họ mới cho phép mình thể hiện sự bực bội trong một chừng mực để chỉnh sửa các ông bố nhẹ dạ của chúng ta với trò nhậu nhẹt hay các thú vui giải trí khác.
PNCN - Nhìn giỏ đồ sơ sinh xếp gọn phía cuối giường, mẹ tôi giật mình thảng thốt: “Thế mày sắp ở cữ à? Thế mấy hôm nữa? Thế bố nó đâu?”. Tôi biết sau những câu hỏi liên tục ấy, thế nào mẹ cũng khóc, thế nào cũng “ối giời ôi con ơi là con sao mà dại dột thế này…”. Tôi gắng nhịn cơn đau, ngồi lên nói với mẹ: “Con chửa hoang đấy, bố thằng bé đi xa rồi. Mẹ đừng hỏi nữa, giúp con nằm một chỗ một thời gian, mọi thứ con đã chuẩn bị đầy đủ cả…”
PNCN - Tôi có hai con: con trai học lớp 9, con gái học lớp 5. Trước đây, các cháu rất ngoan và vâng lời. Sau này, khi chồng tôi thất nghiệp, thường ở nhà “cày” game thì các con tôi cũng tập tành chơi.
PNCN - Hôm qua, con qua nhà bố, mang về một nải chuối, mẹ tiện tay cắt rời ra từng trái. Con càm ràm rằng, vì sao dám lấy chuối của “người ta” ra ăn mà không hỏi ai hết? Lời lẽ và suy nghĩ của con làm mẹ choáng váng. Mẹ nuôi con bao nhiêu năm tháng, mới chừng này thôi, con đã “tư hữu” như vậy thật ư? Mẹ không dám nghĩ xa hơn đến mai này, khi mẹ già, mẹ yếu, lỡ như mẹ phải sống phụ thuộc vào con, thì còn sẽ thế nào?
PNCN - Hai con cách nhau ba tuổi. Gia Bảo là anh Hai, tinh nghịch, có khiếu văn nghệ và rất thích vai trò làm anh của mình. Cu cậu thương em lắm, lúc nào cũng quấn quýt bên em để chăm sóc, nô đùa cùng em.
PN - Theo dõi một số bài viết vừa qua trên diễn đàn Nhiễu loạn giá trị gia đình, có thể thấy rõ nguyên nhân “nhiễu loạn” là từ những yếu tố vật chất, thực dụng. Tuy nhiên, bên cạnh sự nhiễu loạn vì những nguyên nhân vật chất vẫn có những giá trị gia đình bị nhiễu loạn bởi những yếu tố tinh thần. Câu chuyện của gia đình tôi là một minh chứng.
PN - Trưa nay, tới nhà bạn chơi thì trời muốn đổ mưa, mây phủ xám xịt. Bạn luýnh quýnh chạy lên lầu đóng cửa sổ, mình cũng tranh thủ giúp bạn gom quần áo đang phơi ngoài sân vô, để ý, thấy quần áo của bạn mới tinh, còn quần áo của mẹ bạn hầu hết đều đã cũ, sờn chỉ, tuột lai, có cái còn vá vài chỗ.
PN - Lần đầu tiên con mang về cho mẹ một bông hoa. Không phải là hoa hồng kiêu sa, cũng không phải là hoa lys thơm ngát… Bông hoa con mang về cho mẹ là hoa mười giờ, nhưng lòng mẹ lại trào lên niềm xúc động. Mẹ vui sướng đến chảy nước mắt khi áp bàn tay bé nhỏ của con lên má mình. Mẹ hôn con bằng tất cả tình yêu của người mẹ…
PNO - Tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Sài Gòn, chị không trụ lại mà khăn gói về quê, vì đã có lời hẹn ước với anh...
PNO - Thời gian gần đây, người dân Đà Nẵng nói chung và ở phường An Khê (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) nói riêng vẫn chưa hết bàng hoàng sau sự việc cô Phan Thị Hải Yến (24 tuổi, trú P. An Khê) bị thiêu sống bởi một kẻ cuồng yêu. Yến đã qua đời sau hai ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng do bỏng quá nặng.
PNO - Sinh ra trong một gia đình nghèo, không được học hành tới nơi tới chốn nhưng tôi cũng mơ mình gặp một Bạch mã hoàng tử và sống trong giàu sang, hạnh phúc đến trọn đời.
PN - Má khóc sụt sùi: “Ba tụi bây mới giỗ đầu mà đã tính chuyện chia chác rồi sao? Muốn gì thì muốn, đợi tao chết rồi tính”. Sợ cơn khóc của má khiến hàng xóm dòm ngó mất mặt, mấy đứa con vội vàng cười giả lả: “Là tụi con sợ má sống một mình lỡ khi nửa đêm đau ốm...”.
PNO - Bạn hiểu như thế nào về vitamin tan trong nước và tan trong dầu? Làm sao để vitamin không bị mất đi trong quá trình chế biến thức ăn và giúp con yêu hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất?
PN - Mỗi khi cơn mưa đầu mùa lất phất rơi là mẹ nhớ khu vườn nhà ngoại, nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm ấu thơ. Ngày ấy, mẹ thường theo chân cậu Hai của con đi bắt chim. Sau cơn dông, hai anh em trốn ba mẹ, lẻn ra sau vườn tìm những tổ chim bị bạt gió rớt xuống đất. Mưa gió quật lảo đảo những cây sầu đông, mận, nhiều chú chim sâu non không trụ vững trong tổ, đã rơi xuống. May mà dưới đất có thảm lá xôm xốp như nệm êm nên các chú chim không bị “chấn thương sọ não”.
PN - Ty năn nỉ mẹ sinh em bé cho Ty nựng. Mẹ bảo đã sinh chị Hai và Ty rồi nên không được sinh thêm. Vậy là suốt ngày hôm đó con cứ hỏi đi hỏi lại tại sao mỗi bà mẹ chỉ sinh hai em bé.
PNO - Sáng nay, cô đồng nghiệp ở trường cũ gọi điện báo công trình nghiên cứu của mẹ đã được xuất bản. Mẹ cảm thấy thật chông chênh, một niềm tiếc nuối như len lỏi trong lòng.
Từ hồi còn nhỏ xíu, tôi và các bạn luôn được nghe, nghe suốt ngày: “Ngoan nhé, mẹ mới cưng”, “Hư là ba không thương đâu”. Lớn lên một chút, nghe nhiều hơn: “Học giỏi ông mới yêu”, “Ngồi im nhé, phá phách bà ghét lắm”... Ở một góc thật sâu trong tâm tưởng con trẻ, luôn hồi hộp phập phồng sợ phạm lỗi là không được yêu thương nữa!
PNO - Mẹ tôi là một người phụ nữ tội nghiệp. Thật ra bi kịch chỉ bắt đầu từ năm em gái tôi ra đời. Em gái tôi bị dị tật đôi chân bẩm sinh, một chân dài, to; một chân ngắn, nhỏ.
PN - Theo dõi diễn đàn Nhiễu loạn giá trị gia đình trên Báo Phụ Nữ trong những số báo vừa qua, tôi nhận thấy thật khó để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để gìn giữ, nuôi dưỡng các giá trị để gia đình thật sự là cái nôi giáo dục trí tuệ, đạo đức, hình thành nhân cách tốt đẹp của con người?
PN - Chị đi học xa nhà, thường gọi điện thoại trò chuyện với em. Câu hỏi đầu tiên luôn là: “Hôm nay nhà mình ăn món gì?”. Em kể buổi sáng má dậy sớm làm món khoai mỡ cạo nhuyễn tẩm gia vị và trộn đều với bột mì rồi chiên giòn, ngon đến nỗi làm em suýt bị trễ học vì cứ định ăn thêm miếng này nữa thôi, rồi lại thêm miếng nữa và lại thêm miếng nữa…
PN - Mùa hè lại sắp đến, các con sắp kết thúc năm học. Con trai của mẹ lớn thêm chút nữa, chững chạc hơn. Con gái đã ra vẻ thiếu nữ với làn da trắng hồng, tóc dài, đen mướt.
PNO - Bà ngoại mất, các cậu đi làm ăn xa, mình dì Bảy coi sóc nhà thờ họ và cả khu vườn rộng. Vào thời điểm con đường trước ngõ sắp được mở rộng và trải nhựa, đất đai bên đường lên giá vùn vụt, gia tộc quyết định bán một phần khu vườn để lấy tiền tu sửa nhà thờ.
PNCN - Phải chấp nhận để chồng nhìn nhận đứa con rơi từ cuộc tình vụng trộm của ông là điều mà người vợ đau đớn nhất. Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó, sự tồn tại của đứa bé, trách nhiệm của người cha và nỗi giằng xé của người vợ trong việc chia sẻ tình, tiền cho con riêng của chồng còn dẫn đến nhiều bi kịch khác.
PNCN - Tôi chia sẻ câu chuyện của mình, không phải cho những ai đó chưa một lần làm vợ, làm mẹ. Tôi chia sẻ để mọi người hiểu thêm sự tự chủ của những bà mẹ đơn thân. Đôi khi, sự tự chủ này cũng do hoàn cảnh xô đẩy, nhưng chẳng phải tất cả những xô đẩy của cuộc đời này đều đồng nghĩa với sự vùi dập, bất hạnh.
PNCN - Con của mẹ, con vẫn khỏe, phải không con? Mấy hôm nay con mẹ quậy lắm nhé. Đêm con máy, đạp đòi mẹ thức cùng, ngày con cũng gò, khiến mẹ lo lắng.