PN - Người bạn thân của cha đã bỏ rơi mẹ đi theo cô gái khác, khi con còn là một sinh linh ở tuần thai 14. Bỏ qua lời gièm pha, cha đến với mẹ trong hoàn cảnh đau lòng này, để lo lắng, thương yêu, dìu đỡ. Từ ngày con chào đời, một cô nhóc không có điểm gì gắn kết với cha, không dưng lại nhận được ở cha tất cả tình yêu thương, tưởng chỉ có thể có được ở một mối quan hệ ruột rà, máu mủ.
PN - Bố bước vào nhà nhưng mắt không dám nhìn thẳng, có chút gì ưu tư và trầm buồn, không khí im ắng bao trùm căn nhà nhỏ. Con đã tưởng tượng bao nhiêu ngày bố trở về, rồi con sẽ nói gì đây, sẽ chạy đến ôm bố vào lòng, kể lể những chuyện xảy ra trong thời gian qua, hay con sẽ ngồi yên, ngắm nhìn bố sau một thời gian dài xa cách. Và lúc này đây, mọi dự liệu tan biến, như một phản xạ tự nhiên, nước mắt con rơi từ lúc nào.
PNO - Sau ngày cưới, anh bảo chị: “Vợ chồng mình cố gắng thuyết phục, đón má vào Thành phố sống cùng nha em!”. Lời anh nói làm chị hạnh phúc muốn khóc.
Kinh nghiệm của một người phụ nữ đang vô cùng hạnh phúc với mái ấm của mình bên cạnh ông chồng chiều chuộng vợ hết mực.
PNO - Hè về mang theo những cơn mưa đầu mùa mát mẻ. Từng đàn cá ngạnh trên thượng nguồn sông Thu Bồn (Quảng Nam) cũng theo nước về xuôi. Mùa cá ngạnh đến, bữa cơm gia đình nơi xứ Quảng lại có thêm nhiều món ngon từ cá ngạnh.
PN - “Mùa thi 1990, ba dắt tôi từ Quy Nhơn ra Huế thi Đại học Y. Hành trang lỉnh kỉnh, ba vẫn ghé chợ mua thêm chiếc quạt nhỏ. Trưa hè Huế oi bức, ba bảo tôi ngủ dưỡng sức để chiều làm bài cho tốt. nghe lời ba, tôi nhắm mắt, giả bộ ngủ. Ba lấy chiếc quạt nan quạt cho tôi. Quạt từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân, dừng lâu ở nơi những giọt mồ hôi ngưng tụ. Tôi nghẹn lòng, nước mắt muốn trào”.
PN - Mấy hôm nay, bà con ở P.15, Q.10, TP.HCM xôn xao bàn tán cuộc trùng phùng hy hữu của năm anh em ông Trần Văn Hai (76 tuổi). 70 năm kiếm tìm, mong mỏi, họ mới giáp mặt nhau ở cái tuổi “cổ lai hy” …
PN - Cơn mưa trái mùa khiến buổi sáng lạnh hơn thường lệ, vợ đi làm trước, gọi điện thoại về cho chồng: “Anh khoác thêm cho con chiếc áo ấm, trời lạnh lắm”. Tôi vội khoác áo cho con, nhưng trời chỉ se lạnh. Vậy là tôi quyết định dừng xe, cởi áo khoác ra, với suy nghĩ: “Lạnh một tí cũng tốt”. Mấy lần trước, khi chở con ngoài trời nắng, vợ cứ bắt mặc áo khoác cho con. Tôi đã phải dừng xe ngoài đường, lén vợ cởi áo ra cho con… chịu nắng. Tôi hành động một cách “cứng đầu” như vậy, không phải là có ý làm ngược lời vợ, mà là vì sợ con thiếu… khổ!
PN - Ngày nào cũng vậy, từ 3g sáng mẹ đã thức dậy khìa thịt, trộn cải chua, pha cà phê và những việc linh tinh khác cho tới 4g30. Mọi việc đâu vào đó rồi mẹ chất tất cả lên chiếc xe, hì hục đẩy một đoạn khá xa, ra tới ngã tư đầu đường, kế bên cây cột điện, nơi mà mấy chục năm rồi mẹ gắn bó ở đó để buôn bán.
PNO - Hai chị em tôi chẳng biết bố mẹ mình là ai bởi hầu hết những đứa trẻ trong trại trẻ mồ côi này đều như vậy. Tôi chỉ được nghe kể lại rằng, bố mẹ tôi đã chết trong một tai nạn giao thông. Họ hàng chối bỏ trách nhiệm nuôi dưỡng và đã đưa hai chị em tôi vào trại trẻ mồ côi khi chúng tôi còn nhỏ xíu và từ đó cho đến nay chưa hề có một người bà con nào vào thăm hai chị em tôi cả.
Từ đường lộ vào sâu trong ấp 4, xã Phong Phú, Bình Chánh, TP.HCM là căn nhà của ông Khưu Văn Tài, 52 tuổi. Hơn 15 năm trước, ông làm công cho nhà máy nghiền thức ăn cá tra, một lần bị tai nạn lao động, bốn ngón tay của bàn tay trái bị đứt lìa.
PNO - Là chị cả trong nhà, lại vừa đỗ vào trường Đại học, nó hí hửng rời làng quê nghèo với biết bao hi vọng và ước mơ đổi đời. Mong muốn thoát khỏi cảnh cơ cực của ba mẹ luôn cháy bỏng trong nó.
PN - Theo ông Phạm Trọng Thỉnh - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, gia đình ông Trần Trung Thực không chỉ là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, mà còn là điểm sáng trong phong trào hiếu học: “Nói đến chịu thương chịu khó gầy dựng kinh tế, không ai qua nổi vợ chồng ông; còn nói đến vượt khó học tập, đỗ đạt, chẳng ai sánh bằng các con nhà ấy”. Ông Thực thì cho rằng, chính những năm tháng nghèo khó triền miên đã giúp vợ chồng ông cùng các con nhìn chung về một hướng: học để thoát nghèo!
PN - Cho đến giờ, nhà tôi vẫn còn chiếc cối đá thật to, nặng nề, nằm lặng lẽ ở góc nhà. Nhìn chiếc cối, tôi như thấy lại một thời nghèo khó của gia đình mình, thấy lại hình bóng lam lũ, tảo tần của má tôi bên chiếc cối.
PN - Gia đình - thiết chế cơ bản và bền vững nhất của xã hội loài người, có phải đang đứng trước những thử thách? Những giá trị của gia đình có được gìn giữ bền vững? Có hay không một tương lai “không gia đình” cho một lớp trẻ cô độc và vô cảm? Diễn đàn “Nhiễu loạn giá trị gia đình” đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ của đông đảo bạn đọc.
PNO - Tôi còn nhớ, ngày cưới chú Mạnh, ba tôi cấm chúng tôi bén mảng đến gần nhà nội. Bà con láng giềng xúng xính đi dự cưới, trong khi ba mẹ tôi vẫn đi làm cỏ ngoài đồng như mọi ngày. Ba không chấp nhận thím Lan về làm dâu vì nghĩ gia đình thím không môn đăng hộ đối với nhà nội tôi.
PNCN - Vợ chồng tôi chia tay khi con gái chín tuổi, con trai năm tuổi. Sau đó chồng tôi lập gia đình mới và bỏ hẳn con cái, hiếm khi về thăm, nên cha con không gắn bó.
PNCN - Suốt phiên tòa, hình ảnh hai người mẹ, dù đã khuất và từng rất thân thiết, cứ hiện lên khiến người dự khán bao phen ngỡ rằng đó là sợi dây duy nhất có thể níu kéo chút nghĩa tình trong lòng con cái. Nhưng không, sợi dây ấy không đủ mạnh.
PNCN - Đã một tháng tròn kể từ ngày con chào đời trong bệnh viện. Cơn đau đẻ chưa nhạt nhòa trong trí nhớ, mình vẫn như đang bị xoắn vặn từng cơn, gập người lại bíu lấy thanh giường sắt bệnh viện. Cơn đau trằn xé, nước mắt lã chã cộng hưởng với tiếng rên của những người đàn bà đau đẻ thảm não xung quanh như vẫn bên tai. Có một chị đã nhìn mình van vỉ, chắc vì mắt mình ráo hoảnh dù thân thể gồng lên đau dữ dội. Chị ấy mếu máo: “Chị ơi, em đau quá, chị ơi…”.
PNCN - Hồi bảy tuổi, tình cờ xem trên ti vi vở cải lương Phạm Công - Cúc Hoa, con trai hỏi ba mà nước mắt lưng tròng: “Sao bà Tào Thị ác dữ vậy ba?”. Mệt mỏi sau một ngày phơi lưng trên đồng, ba trả lời qua quýt: “Tại bà ấy là mẹ ghẻ”. Không ngờ từ đó, hai chữ “mẹ ghẻ” luôn ám ảnh con. Thấy chuyện gì trái tai gai mắt hay ai ăn ở bất nhân là con nghĩ ngay đến hai từ ấy.
PNCN - Tôi tên Huyền Vũ, năm nay 23 tuổi, đang làm việc tại một công ty trong ngành viễn thông. Công việc mang đến cho tôi nhiều niềm vui, sự tự tin và cả hạnh phúc khi cũng chính nơi này, tôi tìm thấy một nửa của mình.
PN - Một người cha “ít chữ” đã gieo được hạt giống hiếu học cho đàn con bằng việc tối tối dắt xe đi học bổ túc, dù ông học chẳng để làm gì. Một người mẹ không quản mưa nắng, xuôi ngược đường dài miễn sao “các con chịu học”. Đó là câu chuyện của gia đình ông bà Võ Mai - Nguyễn Thị Mai (cùng 71 tuổi, ở số 403 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn, Bình Định). Ông bà có chín người con thì cả chín đều tốt nghiệp đại học, có người đã lấy bằng thạc sĩ. Gia đình ông bà nhiều năm liền được bầu chọn là “gia đình hiếu học” cấp thành phố, cấp tỉnh.
PN - Vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em có gắn bó tốt trong gia đình thì có thêm nhiều động lực, điều kiện để thành đạt ngoài xã hội; có thương yêu, chia sẻ nhau thì mới có thể thông cảm, quý trọng người khác bên ngoài. Có thể nói, đời sống gia đình là một “nhiệt kế” để đánh giá nhiều mặt của xã hội, như đạo đức xã hội, sự đồng thuận, gắn kết, thượng tôn pháp luật…
PN - Vào chăm con sinh nở mà trông mẹ như người ta đi buôn “hàng chuyến”. Nào là mật ong tẩm nghệ, lá thuốc Nam phơi khô, rượu riềng, cùng nhiều thực phẩm quê nhà mà con ưa thích.
PN - Cuối tuần, cả nhà Ốc qua nhà em Tiger. Hai anh em mới chơi dưới gốc mận ngoài sân được một lúc thì em khóc ré lên. Hai bà mẹ cùng chạy ra, mới hay Tiger bị kiến cắn. Dù đã được phủi kiến và xoa dầu nhưng Tiger vẫn còn rấm rứt khóc. Anh Ốc bảo: “Bị kiến cắn khó chịu lắm đó nha!”.