"Ba ơi, ba được về thăm quê hương rồi đó”. Ở mỗi nơi dừng chân, tôi đều chụp ảnh, như một cách để ba nhìn ngắm lại quê ông.
Gặp lắm cảnh ngộ, ngẫm nghĩ đủ nhiều, tôi bỗng nhận ra một sự thật: phụ nữ hơn nhau không phải ở tấm chồng, mà ở chính mình.
Cô bạn đã ly hôn cổ vũ: “Không ở cùng nhau nữa thì cứ mạnh dạn ly hôn. Mình chỉ sống một lần thôi...". Thế nhưng Nhâm thấy sợ.
Có những cặp đôi gián đoạn một thời gian rồi chợt nhận ra không thể sống thiếu nhau, rồi rủ nhau dạo lại bản đàn năm cũ.
Không ít đôi đã bước qua đổ vỡ, rút kinh nghiệm từ đổ vỡ và nối lại tình xưa, sống hạnh phúc, viên mãn bên nhau.
Sau gần 2 tháng hôn mê, tôi tỉnh lại, nhưng, tôi không thể đi lại, không thể nói. Tôi giữ tuổi 23 của mình trên những tấm hình.
Ngày xưa, trẻ con nhổ răng vui lắm. Khi chân răng thật lỏng, ba tôi cột sợi chỉ chập làm tư vào, rồi giật cái phựt.
Thoạt nghe thì mấy lời hỏi thăm ấy bày tỏ sự quan tâm, nhưng thực sự đó là cách thọc mạch đời tư của người khác một cách vô duyên, khiếm nhã.
Ngày trước, tôi cứ nghĩ cuộc đời dài rộng lắm, thế mà giờ tôi lại thấy cuộc đời thật ngắn ngủi. Thoáng cái, ba mẹ tôi mái đầu đã điểm bạc.
Để có nụ cười he hé hạnh phúc của bức ảnh này, con trai tôi đã trải qua một hành trình quyết liệt giành sự sống.
Chị Vũ Thị Thu Hằng (thạc sĩ giáo dục) thường được bạn bè, người thân nhớ đến với hình ảnh tươi tắn, mang năng lượng sôi nổi, tích cực.
Chỉ cần chị "tháo" những câu than vãn khỏi cửa miệng, luôn tin tưởng vào bản thân, thì năng lượng ở ngay đó chứ đâu xa.
Có con giữ, chiếc xe không còn nghiêng bên này đổ bên nọ nữa. Đứa trẻ ốm nhách làm điểm tựa cho mẹ nhấn chân đạp những vòng xe đầu tiên.
Muốn biết một gia đình có hạnh phúc hay không, muốn biết người phụ nữ có được trân trọng trong tổ ấm của họ hay không, hãy nhìn vào chiếc bàn ăn.
Tôi nhận ra, dù ở tuổi nào và thời nào, việc chờ má đi chợ về luôn là những khoảnh khắc háo hức nhất, đáng nhớ nhất và đẹp đẽ nhất.
Sốt đất nên mảnh vườn nhà cụ xảy ra tranh chấp; đứa thì bảo công hương khói, đứa thì bảo đông con. Chúng cãi cọ, xô xát mỗi khi về nhà.
Lời thương đâu nhất thiết phải nói ra; cũng không cần ai nói hộ. Chỉ người trong cuộc mới thấu cảm được mà thôi!
Đó chính là trái ngọt đầu tiên mang tên “nhà vườn”. Tôi đã biến giấc mơ tuổi trẻ thành hiện thực...
Hằng ngày, con cháu vẫn được ngắm cụ vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn qua camera hay về nhà được trêu cụ, ăn cơm cụ nấu...
Năm 1985, cha mẹ tôi “chơi lớn”, đưa 2 con lên Sài Gòn chơi. Nhờ vậy mà tôi có tấm hình 2 anh em, đứa lên 3, đứa lên 6.
Em con là đứa có mới nới cũ và hiếu thắng, cái gì cũng muốn nhưng nhanh chán.
Tiếng mẹ làm cơm mỗi sáng chính là âm thanh báo thức đáng tin cậy nhất của tôi.
Tôi là một “kẻ sĩ” mới nhập môn, cũng tập tành “chụp, choẹt” đôi ba tấm ảnh cho thỏa đam mê nhiếp ảnh.
Như bao gia đình, ban đầu mái ấm của Thế - Tuyên cũng gợn sóng. Khi đó, cả 2 đã dành thời gian để “ngồi với chính mình".
Chị thấy con mình gập ghềnh giữa lối Đông - Tây. Không thoát ra khỏi cái bàn ăn, cuộc sống sẽ kém vui.