Hơn 64.000 thai nhi Trung Quốc chết mỗi năm do không khí ô nhiễm

04/12/2022 - 11:44

PNO - Trung Quốc xếp thứ tư trên thế giới sau Ấn Độ, Pakistan và Nigeria về số ca chết lưu do không khí bẩn.

 

Nghiên cứu mới của Đại học Bắc Kinh lần đầu tiên tính toán số thai nhi tử vong do ô nhiễm hạt mịn
Nghiên cứu mới của Đại học Bắc Kinh lần đầu tiên báo cáo đến số thai nhi tử vong do ô nhiễm hạt mịn

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Bắc Kinh cho thấy, các hạt mịn trong không khí ô nhiễm của Trung Quốc giết chết tới 64.000 thai nhi mỗi năm. Con số gây sốc được đưa ra bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh để giải quyết vấn đề trong hơn 10 năm qua.

Một phân tích trên 137 quốc gia cho thấy, 40% trường hợp thai chết lưu ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh vào năm 2015 là do tiếp xúc với các hạt nhỏ hơn 2,5 micron (PM2,5), phần lớn được tạo ra do đốt nhiên liệu hóa thạch. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communicatio năm 2022, trong số tất cả các quốc gia được nghiên cứu - nơi xảy ra 98% trường hợp thai chết lưu trên thế giới - Trung Quốc xếp thứ tư về số ca tử vong thai nhi liên quan đến PM2.5.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh - do giáo sư Xue Tao dẫn đầu - chỉ ra rằng các biện pháp mà chính phủ thực hiện để giải quyết ô nhiễm không khí trong thập niên qua đã ngăn chặn được nhiều cái chết như vậy hơn. "Chất lượng không khí được cải thiện ở một số trong số 137 quốc gia (ví dụ như Trung Quốc) có thể làm giảm gánh nặng thai chết lưu trên toàn cầu. Do đó, việc đáp ứng các mục tiêu về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới có thể ngăn ngừa thai chết lưu", các nhà khoa học viết.

Nghiên cứu cho thấy Ấn Độ, với 217.000 ca  ghi nhận số lượng thai chết lưu liên quan đến PM 2,5 lớn nhất, tiếp theo là Pakistan và Nigeria.

Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp trong 10 năm qua để giải quyết ô nhiễm, nhưng vấn đề này vẫn gây ra rủi ro đáng kể cho thai nhi. ảnh: Getty Images
Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp trong 10 năm qua để giải quyết ô nhiễm, nhưng vấn đề này vẫn gây ra rủi ro đáng kể cho thai nhi - Ảnh: Getty Images

Mặc dù mối liên hệ giữa không khí bẩn và thai chết lưu đã được biết đến rộng rãi, nhưng nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên tính toán số ca tử vong thực tế của thai nhi. Hiện tượng này được Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ​​mô tả trong 1 báo cáo năm 2020 là một “thảm kịch bị bỏ quên”.

Hơn 2 triệu trường hợp thai chết lưu đã được ghi nhận tại các quốc gia được nghiên cứu vào năm 2015, trong đó 40% có liên quan đến phơi nhiễm PM2.5 vượt quá mức hướng dẫn của WHO là 10 μg/m3.

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy rằng phơi nhiễm PM2.5 tăng 10 µg/m3 có liên quan đến nguy cơ thai chết lưu tăng 11% và người mẹ càng lớn tuổi thì mối liên hệ này càng mạnh.

Vẫn chưa rõ làm thế nào PM2.5 gây ra cái chết cho thai nhi, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết các hạt ô nhiễm đi qua nhau thai có thể dẫn đến “tổn thương phôi thai không thể phục hồi”. Nó cũng có thể cản trở việc truyền oxy đến thai nhi.

Ô nhiễm PM2.5 đã trở thành mối quan tâm nghiêm trọng của công chúng ở Trung Quốc 1 thập niên trước - khi các thành phố lớn như Bắc Kinh thường xuyên bị bao phủ trong sương mù dày đặc, khiến chính phủ phải hành động.

“Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nỗ lực xử lý ô nhiễm không khí và kết quả là chất lượng không khí được cải thiện nhanh chóng, điều này có tầm quan trọng rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ em”, Zhu Tong - 1 tác giả hàng đầu khác của nghiên cứu này, cho biết trong 1 bài báo về mối liên hệ giữa khí hư và thai chết lưu đăng trên trang web của Đại học Bắc Kinh năm ngoái. “Tuy nhiên, dân số đông và sự phát triển xã hội không đồng đều khiến vẫn còn 1 số lượng lớn phụ nữ mang thai tiếp xúc với ô nhiễm không khí", ông nói.

Trọng Trí (theo SCMP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI