Hơn 200 năm nữa, lương của phụ nữ mới bằng lương nam giới

20/12/2018 - 13:51

PNO - Báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy khoảng cách tiền lương giữa hai giới trên toàn cầu vẫn sẽ tồn tại, ít nhất là cho đến năm 2220.

Hon 200 nam nua, luong cua phu nu moi bang luong nam gioi
Dù giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về một phụ nữ, Giáo sư Frances Arnold (Mỹ), báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy rằng những lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đang vắng bóng phụ nữ.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận một số cải thiện về bình đẳng tiền lương trong năm 2018 so với năm 2017. Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng sự hiện diện của phụ nữ về chính trị đang giảm, kèm theo sự bất bình đẳng lớn hơn trong việc tiếp cận với y tế và giáo dục.

Theo tỉ lệ hiện tại, cách biệt giữa hai giới trong nhiều lĩnh vực vẫn tồn tại trong 108 năm nữa. Dự kiến, ít nhất 202 năm nữa khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ mới có thể thu hẹp.

Báo cáo thường niên của WEF theo dõi mức chênh lệch giữa hai giới ở 149 quốc gia trên bốn lĩnh vực: giáo dục, y tế, cơ hội kinh tế và trao quyền chính trị.

Hon 200 nam nua, luong cua phu nu moi bang luong nam gioi
Cơ hội tiếp cận y tế và giáo dục của phụ nữ cũng giảm sút trong năm qua.

Sau nhiều năm tiến bộ về giáo dục, y tế và đại diện chính trị, cho tới năm nay, phụ nữ trở nên “lép vế” trong cả ba lĩnh vực này. Chỉ duy nhất trong khía cạnh cơ hội kinh tế, khoảng cách giới mới thu hẹp phần nào, với chênh lệch tiền lương toàn cầu giảm xuống còn xấp xỉ 51%.

Mặt khác, số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cũng tăng lên 34% trên toàn cầu. Nhưng đồng thời, báo cáo cho thấy hiện nay, phụ nữ tham gia lực lượng lao động ít hơn so với nam giới, và tự động hóa có tác động không tương xứng đến các công việc mà phụ nữ thường làm.

Phụ nữ ít xuất hiện trong các lĩnh vực việc làm đang phát triển, đòi hỏi kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Một điều đáng tiếc là số phụ nữ tham gia vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đặc biệt thấp, chỉ chiếm 22% lực lượng lao động.

WEF nhận xét: “Khoảng cách này lớn gấp ba lần so với các nhóm tài năng trong ngành khác. Do đó, trong những ngành công nghiệp sử dụng AI thì việc chủ động ngăn bất bình đẳng giới đang đòi hỏi các biện pháp cấp thiết".

Hon 200 nam nua, luong cua phu nu moi bang luong nam gioi
Bất bình đẳng giới thay đổi theo quốc gia và khu vực.

Ngoài ra, thực trạng bất bình đẳng thay đổi tùy theo các quốc gia và khu vực. Ví dụ, nếu các nước Tây Âu có thể thu hẹp khoảng cách giới tính trong vòng 61 năm, các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi sẽ mất 153 năm.

Nhìn chung, các quốc gia Bắc Âu một lần nữa đứng đầu bảng: nam và nữ bình đẳng nhất ở Iceland, tiếp theo là Na Uy, Thụy Điển, rồi đến Phần Lan.

Syria, Iraq, Pakistan và cuối cùng là Yemen là những quốc gia có khoảng cách giới tính cách biệt nhất.

Trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Pháp chiếm vị trí thứ 12 chung cuộc, tiếp theo là Đức ở vị trí thứ 14, Anh ở vị trí thứ 15, Canada ở vị trí thứ 16 và Nam Phi ở vị trí thứ 19.

Mỹ tiếp tục suy giảm, trượt hai bậc xuống vị trí thứ 51, trong đó báo cáo đặc biệt đổ lỗi cho “sự giảm bình đẳng giới ở các vị trí cấp bộ trưởng”.

Ngọc Hạ (Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI