Hơn 1,3 tỉ người trưởng thành sẽ mắc bệnh tiểu đường vào năm 2050

23/06/2023 - 11:19

PNO - Theo các chuyên gia y tế dự đoán, số trên toàn thế giới bị bệnh tiểu đường dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi, với sự gia tăng ở mọi quốc gia và ở mọi nhóm tuổi.

 

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ttrêntoa2n cầu
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường trên toàn cầu

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế của Mỹ, số lượng người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050.  Nguyên nhân kéo theo sự gia tăng này là do độ béo phì gia tăng nhanh chóng và sự gia tăng bất bình đẳng về tiếp cận và chăm sóc sức khỏe.

Những phát hiện đã được công bố trên các tạp chí The Lancet và The Lancet Diabetes & Endocrinology. "Các dự đoán này sẽ tăng từ 529 triệu vào năm 2021 lên hơn 1,3 tỉ vào năm 2050. Không có quốc gia nào được cho là sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường trong 30 năm tới" - trích từ bài báo.

Các chuyên gia mô tả dữ liệu là đáng báo động, và cảnh báo bệnh tiểu đường đang vượt xa hầu hết các bệnh trên toàn cầu, là mối đe dọa đáng kể đối với con người và hệ thống y tế.

“Bệnh tiểu đường vẫn là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất của thời đại chúng ta và sẽ phát triển mạnh mẽ trong 3 thập kỷ tới ở mọi quốc gia, mọi nhóm tuổi và mọi giới tính. Nó đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới -” Tiến sĩ Shivani Agarwal, thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho biết.

Trong một nghiên cứu cách riêng biệt, Liên hiệp quốc đã dự đoán vào năm 2050, dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,8 tỉ người. Từ con số này có thể dự đoán, có đến gần 1/7 số người sẽ sống chung với bệnh tiểu đường.

“Bệnh tiểu đường loại 2, chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh tiểu đường chủ yếu là do sự gia tăng béo phì do nhiều yếu tố gây ra" - các tác giả nghiên cứu đã viết.

Các tác giả cho biết, sự phân biệt chủng tộc và “sự bất bình đẳng về địa lý” đang làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tật, ốm đau và tử vong trên khắp thế giới. Theo đó, những người từ các cộng đồng bị thiệt thòi ít có khả năng tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu như insulin và kiểm soát lượng đường trong máu kém hơn, chất lượng cuộc sống thấp hơn và tuổi thọ giảm.

Tiến sĩ Alisha Wade, đồng tác giả và là phó giáo sư tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi, cho biết: “Nghiên cứu quan trọng này nhấn mạnh quy mô lớn của cuộc khủng hoảng bệnh tiểu đường mà chúng ta đang phải đối mặt. Điều quan trọng là tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội đối với bệnh tiểu đường cần được thừa nhận, để từ đó hiểu rõ và đưa vào các nỗ lực nhằm hạn chế bệnh tiểu đường toàn cầu".

Trọng Trí (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI