Hôm nay, Quốc hội quyết đề án đổi mới sách giáo khoa

28/11/2014 - 11:07

PNO - PN - Chiều nay, 28/11, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc. Quốc hội dự kiến sẽ thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ngày 27/11, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dẫn ra những văn bản “trên trời” như thông tư ngực lép không được lái xe, ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) bức xúc: “Luật ở trên trời, thông tư thì... dưới đất. Người dân sợ thông tư hơn sợ luật vì trong không ít trường hợp, thông tư lại bó hẹp quyền, mở rộng nghĩa vụ của họ...”.

Phản ánh xu hướng nhiều văn bản pháp luật vẫn dành thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước và đẩy khó cho người dân, doanh nghiệp, các vị ĐBQH đề nghị, cần thể chế hóa đầy đủ quyền tham gia của người dân, doanh nghiệp vào quá trình ban hành văn bản pháp luật.

Chiều 27/11, thảo luận về dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các ĐBQH đề nghị bổ sung yêu cầu về bảo đảm an ninh quốc phòng khi lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nhất là các dự án gần bờ để tránh tình trạng sai sót như đã xảy ra ở một số địa phương.

Chiều nay, 28/11, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc. Quốc hội dự kiến sẽ thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Xung quanh nghị quyết này, Quốc hội còn băn khoăn việc có nên giao Bộ GD-ĐT làm một bộ SGK hay không. Ngày 27/11, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, điều quan trọng nhất là quy trình thẩm định SGK phải công khai, minh bạch. Hội đồng thẩm định SGK phải hoạt động độc lập, khách quan để bảo đảm tất cả các bộ SGK, dù của Bộ GD-ĐT hay tổ chức, cá nhân nào viết đều được thẩm định một cách bình đẳng. Đặc biệt, cơ chế tài chính trong biên soạn, sử dụng SGK phải hết sức công bằng.

PHƯƠNG MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI