Hội phụ huynh học sinh các nước gây quỹ như thế nào?

04/10/2020 - 10:05

PNO - Để có kinh phí hoạt động, hội phụ huynh nhiều nước tổ chức tiệc trà, hội chợ đồ cũ, hoặc vận động doanh nghiệp, tổ chức... nhằm gây quỹ. Họ không biến khoản thu mang tính tự nguyện thành gánh nặng của phụ huynh.

Mới đây, một bà mẹ có con đang theo học lớp 10 tại trường THPT Trương Định (Hà Nội) đã bị một số phụ huynh khác lăng mạ vì từ chối đóng tiền tự nguyện của hội phụ huynh lớp. Con trai chị cũng bị bạn bè cùng lớp trêu ghẹo vì chuyện này.        

Đây không phải lần đầu tiên khoản phí tự nguyện này gây xôn xao dư luận. Trước đó vài ngày, không ít phụ huynh cũng than phiền khi phải đóng phí tự nguyện đầu năm từ vài trăm ngàn cho đến hàng triệu đồng, với hàng loạt khoản "lạ hoắc". Họ nói bị đặt vào thế khó, nhưng không thể từ chối, nên đành phải bấm bụng. 

Cứ như thế, những khoản thu mang tên tự nguyện gây ồn ào năm này sang năm khác. Trên các diễn đàn, không ít người bức xúc đòi dẹp bỏ hội phụ huynh, cho rằng đại diện các hội phụ huynh chỉ tìm cách thu tiền chứ không làm các nhiệm vụ cần thiết khác.

Trường THPT Trương Định, nơi xảy ra vụ phụ huynh bị cô lập vì không chịu đóng phí tự nguyện
Trường THPT Trương Định, nơi xảy ra vụ phụ huynh bị cô lập vì không chịu đóng phí tự nguyện

Tại nhiều quốc gia, hội phụ huynh học sinh là một phần không thể thiếu trong trường học, nhưng cách thức tạo quỹ hiếm khi gây thắc mắc.

Chẳng hạn ở Nhật, một phụ huynh cho biết ngoài khoảng thu 300 yên, tương đương 60 ngàn đồng tiền Việt, để in ấn các thông báo, ngoài ra không có thêm khoản đóng góp nào. Hội sẽ tổ chức các buổi thể thao, ngoại khóa, hội chợ bán đồ cũ... để gây quỹ. 

Hay như ở Pháp, Mỹ, Úc... hội phụ huynh cũng kêu gọi đóng góp vào đầu năm, nhưng đóng góp bao nhiêu tuỳ vào khả năng tài chính của mỗi người. Phụ huynh thường để tiền vào bao thư dán lại, sau đó gửi cho ban đại diện cha mẹ học sinh, hoặc để con trực tiếp mang đến trường đóng góp.

Ngoài ra, họ thường tổ chức hội chợ, tiệc trà vào những dịp đặc biệt như Halloween, ngày của cha, ngày của mẹ... nhằm gây quỹ. Các phụ huynh sẽ đóng góp bánh kẹo, sau đó ai muốn ăn gì sẽ để lại số tiền tương ứng. Ngoài ra, họ cũng đi xin sự hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp... để bổ sung vào quỹ. Tiền sẽ được dùng để hỗ trợ nhà trường, hoạt động ngoại khoá của học sinh.

Hầu hết các hội phụ huynh học sinh tại nhiều quốc gia phát huy vai trò trong việc tạo sự kết nối giữa phụ huynh và nhà trường, giữa phụ huynh với phụ huynh, tập trung các kiến nghị và đề xuất các giải pháp gửi đến nhà trường và cấp quản lý để cải thiện chất lượng giáo dục, hỗ trợ học sinh đến trường…

Một phiên hội chợ gây quỹ được hội phụ huynh nước ngoài tổ chức
Một phiên hội chợ gây quỹ được hội phụ huynh nước ngoài tổ chức

Hỗ trợ giáo dục, khuyến học cũng là mục tiêu chính của hội phụ huynh học sinh tại Việt Nam, nhưng những năm qua, với nhiều vụ ồn ào liên quan đến tiền bạc, không ít người đặt câu hỏi, hội phụ huynh có đang biến thành một tổ chức tài chính hay không, bởi những mục tiêu về hỗ trợ phát triển giáo dục thì không đáng kể. Các cuộc họp phụ huynh không thấy đề cập chuyện học hành trường lớp, mà chỉ bàn tiền nong.

Thậm chí, uy tín của không ít ban đại diện hội cha mẹ học sinh còn xấu tới mức họ mang tiếng vào Hội này để có quan hệ tốt với nhà trường để con em được chú ý, nâng đỡ, hoặc tư lợi việc xin học, chạy trường, có lợi thế trong các gói thầu trang thiết bị hay xây dựng… 

Thực tế ở Việt Nam, cơ sở vật chất của các trường công vẫn còn hạn chế. Vì thế, việc huy động sự hỗ trợ của phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức... để con em có được điều kiện học tập tốt hơn không phải là chuyện không xấu. 

Nhưng tự nguyện không đồng nghĩa với việc bổ đầu để ép đóng bằng những con số cụ thể đưa ra mỗi cuộc họp đầu năm. 1 triệu đồng tiền quỹ với gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng một tháng sẽ không là vấn đề. Nhưng cũng con số đó, với một gia đình lao động bình thường lại không còn là câu chuyện nhỏ. 

Chưa kể, với nhiều người, sự bất bình không tới từ con số, mà là cách "đẻ ra khoản thu" và cách thu của các ban đại diện cha mẹ học sinh. Họ có thể rất giàu, nhưng vẫn không vui khi phải đóng thêm 10 ngàn đồng quỹ nước uống hay phí vệ sinh, nếu thấy điều ấy vô lý. Họ chỉ miễn cưỡng đóng vì không muốn mình bị réo tên hay con mình chịu thiệt thòi mà thôi.

Góp quỹ trong tâm trạng bực bội, bức xúc, thì tự nguyện không còn là tự nguyện. Một ban đại diện cha mẹ học sinh tốt là phải làm sao để mọi người đóng tiền trong vui vẻ, hào hứng và không tạo bè phái, phân biệt giàu nghèo ngay trong hội nhóm các phụ huynh.                                                          

Nhìn vào mô hình hoạt động của những quốc gia kể trên, có thể thấy: Nếu thật sự có tâm và có tài, hội cha mẹ học sinh sẽ tìm ra nhiều con đường để đi đến một mục tiêu chung, chứ không nhất thiết là sự ép buộc mang danh “khoản đóng góp tự nguyện”.

Có hay không về sự cần thiết của hội phụ huynh? Có nên giữ hay dẹp bỏ hội này? Câu trả lời của tôi là rất cần hội phụ huynh để hỗ trợ con em, tạo thêm kênh liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Nhưng hội phụ huynh phải cần làm đúng chức năng của mình, không vi phạm các điều khoản cấm thu của ngành giáo dục, không mang tiếng là "cánh tay nối dài", là "thu giùm" nhà trường, Không vẽ vời những khoản thu chi bất hợp lý để "lấy le" với nhà trường.

Thuỳ Anh

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Oanh 20-07-2022 10:20:09

    Rất tán thành với tác giả bài viết về vấn đề đóng góp quỹ hội trong nhà trường, tuy nhiên muốn để quỹ hội hoạt động hiệu quả tôi nghĩ rất khó khăn vì các nhà trường thực sự không muốn sử dụng tiền đó cho việc hoạt động của học sinh mà chỉ sử dụng hình thức quỹ hội như một sự tham nhũng hợp pháp mà thôi. Vì vậy chỉ kiến nghị bỏ quỹ hội thì mới hiệu quả. Tiền quỹ hội theo thực tế tôi được biết có nhà trường thì chi cho giáo viên ngày lễ tết, quỹ lớp cũng trích ra chi cho lễ tết, rồi phụ huynh đi riêng lễ tết cho các cô nữa. Có nhà trường không chi cho giáo viên thì cũng để hiệu trưởng chi vào những khoản a,b,c có trời mà biết.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.