Học sinh Trung Quốc lại chọn đi học ở Hồng Kông

03/03/2014 - 16:00

PNO - PNO - Chiếc xe buýt dừng trước một trường học ở Hồng Kông sau chuyến đi dài hai tiếng rưỡi. Các em nhỏ khoảng 6 tuổi bước thấp bước cao xếp hàng vào cổng trường.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hiệu trưởng trường thừa nhận: “Các em nhìn có vẻ mệt mỏi, nhưng khi bài học bắt đầu thì chúng sẽ bừng tỉnh ngay".

Hoc sinh Trung Quoc lai chon di hoc o Hong Kong

Học sinh tiểu học ở Hồng Kông (ảnh: Today Online)

Các em phải thức dậy từ lúc 5g30 sáng và khởi hànhi từ Trung Quốc để đến Hồng Kông học. Một số khác đến trường bằng xe lửa. Khi giờ học và các hoạt động thể thao kết thúc vào lúc 5 giờ chiều, các em lại bắt đầu cuộc hành trình kéo dài ít nhất hai tiếng đồng hồ để về nhà.

Hệ thống giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tích cao về toán học ở một số trường điểm thuộc Thượng Hải, tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng trên diện rộng. Vì vậy, nhiều phụ huynh ở Trung Quốc nói, nếu có điều kiện, họ sẽ cho con học ở nước khác.

Mỗi ngày có khoảng 16.000 học sinh vượt biên giới sang học ở Hồng Kông và con số này tăng 20% mỗi năm.

Trong số 450 học sinh theo học tại trường Lam Tsuen Public Wong Fook Luen Meroial, có đến 112 học sinh phải đến trường bằng xe buýt từ bên kia biên giới. Tài xế cho biết vào những ngày kẹt xe, mỗi chuyến xe kéo dài đến 3 giờ.

Những năm gần đây, hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc đã sang Hồng Kông vào cuối thai kỳ để sinh con, hòng con cái họ được hưởng nền giáo dục tại đây. Những bậc phụ huynh này nói, dù mất nhiều thời gian đi lại, nhưng được học ở Hồng Kông lại xứng đáng thời gian bỏ ra. “Cũng có vài trường rất tốt ở Trung Quốc, bên cạnh phần lớn là rất tệ, lớp học quá đông, và học trò không được dạy cách tự suy nghĩ. Tôi cố gắng hết sức để con tôi được học trường tốt” - Một bà mẹ ở Shenzhen có con gái bảy tuổi học ở trường Hồng Kông cho biết.

Mặc dù được đánh giá cao trên thế giới, nhưng nền giáo dục tại Trung Quốc lại bị chê trong nước. Các chuyên gia cho rằng học trò ở đây bị ép học vẹt và ức chế bởi các hình thức kỷ luật để che giấu tình trạng thiếu giáo viên kinh niên và đầu tư hạn chế cho các trường học tại đây.

THỦY TRÚC (Theo Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI