Học sinh TP.HCM khẳng định bản lĩnh tại cuộc thi toán thế giới

24/08/2016 - 08:39

PNO - Lần đầu tiên tham dự, đoàn học sinh TP.HCM đại diện cho Việt Nam xuất sắc “ẵm”hai huy chương đồng chung kết thế giới cuộc thi Toán học thế giới - World Mathematical Olympiad 2016 do Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới (WMO) vừa tổ chức.

Không chỉ giải thưởng, điều mà học sinh TP.HCM gây ấn tượng với bạn bè các nước nằm ở sự tự tin, tinh thần cầu thịtrong mỗi cá nhân và sự hợp tác ăn ý khi thi đồng đội.

Hoc sinh TP.HCM khang dinh ban linh tai cuoc thi toan the gioi

Ấn tượng mạnh mẽ từ đội “tân binh”

Vào vòng chung kết thế giới WMO 2016, đội Việt Nam là một tân binh mới toanh so với 7 đối thủ còn lại đến từAnh, Canada, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Những đội tuyển này được đánh giá mạnh ở kinh nghiệm thi thố, đặc biệt, họ đã có cơ hội trải nghiệm, cọ sát tại vòng loại cuộc thi diễn ra tại Đài Loan trước đó. Đôi tân binh VN gồm 12 học sinh sở hữu thế mạnh là sự quyết tâm và khát khao khẳng định khi lần đầu tiên bước ra sân chơi lớn.

Hoc sinh TP.HCM khang dinh ban linh tai cuoc thi toan the gioi

Chia sẻ về lần đầu ra quân tại cuộc thi, ông Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Quả thật, VN ít có các cuộc thi, sân chơi học thuật dành cho lứa tuổi nhỏ như tiểu học và THCS nên các em chưa có cơ hội thể hiện. Đây cũng là điểm yếu của đội VN tại cuộc thi này. Thế giới có xu hướng thi gắn chặt với thực tiễn cuộc sống và năng lực bản thân.Cuộc thi WMO nhằm tuyển chọn ra các em có năng khiếu toán học, không chỉ luyện sâu về kiến thức gà chọi, mà tạo điều kiện để các em phát triển năng lực vượt trội đó”. Đến với cuộc thi, chủ trương ngành GD TP chưa đặt nặng kết quả các em đạt được, hay quyền lợi sau đó, chủ yếu rèn luyện sự trưởng thành cho các em qua cuộc thi. Giúp các em thấy giá trị của toán học trong cuộc sống, từng bước trưởng thành trong học tập và thi thố và điều quan trọng nhất là các em thể hiện được bản thân.

Ngay sau vòng thi đồng đội, em Mai Cao Khải, học sinh lớp 5 trường tiểu học Chu Văn An tự tin chia sẻ: “Em có hồi hộp, run chút chút nhưng tin rằng mình thể hiện tốt tại cuộc thi với sự chuẩn bị cẩn thận. Em tự tin nhất ở phần thi đồng đội vì chúng em thể hiện sự ăn ý trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giải thưởng còn phụ thuộc vào kết quả của các đôi 5 bạn nhưng em nghĩ nhóm chúng em đã làm tốt”. Phần thi đồng đội cũng là hoạt động mà cả 12 học sinh VN thể hiện sự hào hứng, bản lĩnh tự tin và đoàn kết cao độ. Ở phần thi này, các em phải trải qua 8 hoạt động đồng đội trong một khoản thời gian quy định, gồm: IQ thử thách trí thông minh và tinh thần đồng đội; giải toán tiếp sức trên máy tính; tính toán để xếp các khối hình thành 7 sắc cầu vồng không trùng nhau; cờ vây…

Suốt 3 giờ thi, từng thành viên trong đội VN thể hiện sự nhanh nhẹn và phối hợpăn ý trong từng trò. Nhất là ở hoạt động đấu cờ vây, không chỉ thi đấu có chiến thuật mà các em còn hỗ trợ, bọc lót cho nhau khá tốt. Em Trần Phương Anh hào hứng nói: “Ở trò này, mỗi thành viên được giả định là một quân vờ, xếp hình và chơi theo luật cờ vây để thắng đội đối phương nên rất kịch tính”… Trước đó, từng thành viên đã trải qua vòng thi giải toán cá nhânvới thời gian làm bài 90 phút. Tất cả bài thi đều được chấm bởi giám khảo đến từ 8 quốc gia đảm bảo sự công bằng. Kết quả chung cuộc là tổng điểm của hai phần thi cá nhân và đồng đội.

Quan sát suốt vòng thi, Ông Chung-Koog Lee, Phó chủ tịch Hiệp hội WMO đánh giá:Tôi biết ở các cuộc thi toán quốc tế dành cho cấp trung học, đoàn VN luôn đạt kết quả cao nhất nên tôi có đầy đủ niềm tin rằng ở những độ tuổi nhỏ hơn, cụ thể là với cuộc thi này, học sinh VN hoàn toàn có khả năng thể hiện được trí tuệ và năng lực của mình để giành kết quả tốt nhất. Đặc biệt, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em quá tốt, rất tự tin.Kết quả đội tuyển Việt Nam đoạt 2 huy chương đồng cá nhân cho em Trần Nguyễn Thanh Nguyên và Trần Phương Anh (đều là học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) ở lần đầu dự thi cũng không quá bất ngờ”.

Mở rộng sân chơi để học sinh được trải nghiệm

Theo ông Phạm Ngọc Tiến, từ trước nay, học sinh VN có thế yếu là thụ động, nhút nhát và làm việc nhóm chưa quen. Nếu được tạo điều kiện để các em làm việc tập thể thì tiếp cận nhanh, tạo được tác phong thay đổi theo hướng mới, làm việc năng động tích cực, thích nghi nhanh.Những biểu hiện trên sân thi đấu phần nào khẳng định trí tuệ và khả năng của các em. Nếu được phát hiện sớm và định hướng đúng học tập gắn với phát triển năng lực, gắn với cuộc sống thì các em sẽ làm nên chuyện.

Ông Chung-Koog Lee cho biết:WMO là một sân chơi trí tuệ cho các tài năng toán học trẻ tuổi, qua đó học sinh từ nhiều quốc gia trên thế giới có cơ hội được trải nghiệm và thử sức với các bạn đồng trang lứa đại diện cho các quốc gia có nền toán học phát triển hàng đầu. Bài thi WMO chú trọng tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy suy luận trực giác và khả năng giải quyết vấn đề, đề thi tích hợp kiến thức toán học với khả năng áp dụng khoa học, công nghệ của học sinh. Chúng tôi mong rằng ngoài sự sáng tạo đó, các cháu tìm ra cho mình cách để thích nghi và làm chủ tương lai một cách tốt nhất.

Với mong muốn mang một sân chơi trí tuệ gắn với thực tiễn đến cho học sinh VN, Tập đoàn giáo dục EMG phấn đấu đáp ứng các tiêu chí của tổ chức WMO để trở thành đại diện chính thức tại VN. Bà Nguyễn Phương Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn giáo dục EMG khẳng định:Cuộc thi này không chỉ giải toán theo định hướng toán học truyền thống. Điều đáng trân trọng ở đây là họ tập trung vào phát triển tài năng ở 2 khía cạnh: trí sáng tạo, sự ứng dụng toán học từ lứa tuổi còn nhỏ và kỹ năng làm việc đồng đội. Chúng tôi nghĩ 2 kỹ năng này trong tương lai rất cần cho các cháu.Cuộc thi này nhằm tìm kiếm phát triển tài năng toán học từ lứa tuổi tiểu học và THCS. Sắp tới sẽ mở rộng cuộc thi ra phạm vi nhiều tỉnh thành và nhiều lứa tuổi khác.

Âu Cơ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI