Hoạt động cứu nạn quốc tế sôi sục ở Biển Đông

09/03/2014 - 23:58

PNO - PN - Trong nỗ lực quốc tế tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia bị mất tích tại Biển Đông, Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết, đến chiều tối 9/3 tại khu vực được cho là điểm máy bay mất liên lạc đã có 17 máy bay, 35...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hoat dong cuu nan quoc te  soi suc o Bien Dong

Tổ bay của máy bay AN 26 số hiệu 286 bay ra vịnh Thái Lan tìm kiếm máy bay bị nạn vào sáng 9/3 - Ảnh: TNO

Chiếc máy bay Boeing 777-200 của Hàng không Malaysia (Malaysia Airlines - MAS) mang số hiệu MH370 bay chặng Kuala Lumpur-Bắc Kinh đã mất tín hiệu tại biển Đông vào lúc 2g40 sáng 8/3. Chiếc máy bay gặp nạn cất cánh trước đó khoảng hai giờ - với 239 hành khách và phi hành đoàn, dự kiến đến Bắc Kinh lúc 6g30 sáng giờ địa phương.

Hãng tin Reuters ngày 9/3 dẫn lời MAS cho biết, hãng hàng không này đang lo sợ “điều tệ hại nhất đã xảy ra với chiếc máy bay chở 239 người mất tích hơn một ngày qua”, đồng thời thông báo họ đang phối hợp với một công ty Mỹ chuyên khắc phục thảm họa. Tuyên bố của MAS nêu rõ: “Với sự lo sợ điều tệ hại nhất xảy ra, một tổ chức chuyên gia về xử lý khắc phục thảm họa từ Atlanta, Mỹ, sẽ hỗ trợ Malaysia Airlines vào thời điểm quan trọng này”.

Ngay sau khi máy bay mất liên lạc, chính phủ Malaysia đã triển khai việc tìm kiếm với sự phối hợp tích cực từ phía nhà chức trách Việt Nam, là nơi chiếc máy bay Malaysia mất liên lạc trước khi vào vùng FIR (vùng thông báo bay) của TP.HCM, và Trung Quốc - điểm đến của chuyến bay.

 Hoat dong cuu nan quoc te  soi suc o Bien Dong

Đại tá Trần Văn Quang trả lời báo giới chiều ngày 9/3 - Ảnh: Trung Đức

Chiều 8/3, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Hàng Sinh đã gặp các đại diện ngoại giao của Malaysia và Việt Nam để tham vấn về vụ máy bay mất tích. Trong cuộc gặp Đại biện lâm thời Malaysia Bala Chandran Tharman và Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ, ông Tạ Hàng Sinh cho biết, Trung Quốc đang theo dõi chặt sự an toàn của các hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH370 và dốc toàn lực cho công tác cứu hộ.

Báo The Star của Malaysia dẫn lời quan chức của MAS Ahmad Jauhari Yahya xác nhận, chuyến bay MH370 chở 239 người đến từ 14 quốc gia và lãnh thổ. Trong đó có 153 người Trung Quốc (bao gồm một người Đài Loan), 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, bảy người Úc, ba người Pháp, bốn người Mỹ, hai người Ukraine, hai người New Zealand và hai người Canada cùng các hành khách Nga, Ý, Hà Lan, Áo (mỗi nước một người).

Một hãng bán dẫn của Mỹ tại bang Texas hôm 9/3 nói với AFP, 20 nhân viên của họ là hành khách đi trên chuyến bay định mệnh ngày 8/3 của MAS.

 Hoat dong cuu nan quoc te  soi suc o Bien Dong

Cha mẹ của một hành khách người Indonesia đau khổ sau khi nghe tin máy bay mất tích - Ảnh: AFP - TTXVN

Các hãng tin quốc tế đưa tin, bạn bè và người thân của các hành khách trên chuyến bay mất tích đã đổ về sân bay Bắc Kinh và Kuala Lumpur để ngóng tin người thân trong nước mắt và giận dữ. Họ chỉ trích MAS đã thông tin nhỏ giọt về tình hình chuyến bay.

Tính đến đêm 9/3, nguyên nhân vụ máy bay Boeing 777-200 của MAS bị mất tích vẫn chưa được làm rõ và các quan chức không loại trừ âm mưu khủng bố. Trước đó, theo thông báo của Malaysia Airlines, trên chuyến bay có hai người được cho là người Duy Ngô Nhĩ tới từ Tân Cương, một điểm nóng bất ổn tại Trung Quốc. Ngoài ra, còn có ít nhất hai trường hợp sử dụng hộ chiếu ăn cắp đi trên chiếc máy bay mất tích, nhưng không rõ đó có phải là hai người Duy Ngô Nhĩ nói trên hay không.

Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishamuddin Hussein hôm 9/3 cho biết, đang tiến hành điều tra về bốn hành khách nghi vấn đi trên chiếc máy bay bị mất tích của MAS. Theo Bộ trưởng Giao thông Malaysia, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang giúp xác định nhân thân những đối tượng đánh cắp hộ chiếu để có mặt trên máy bay. Vietnam Plus dẫn tin của hãng CNN ngày 9/3 cho biết, hai người lên chuyến bay MH370 của MAS sử dụng hộ chiếu đánh cắp, dường như đã mua vé cùng nhau. Ông Hussein cho biết thêm, kết quả nghiên cứu băng hình radar điều khiển không lưu cho thấy, có thể sau khi mất liên lạc, chiếc máy bay đã đổi hướng về phía sân bay Kuala Lumpur, thay vì bay theo hướng đến Bắc Kinh.

Hãng tin ABC News thống kê, trong lịch sử hàng không quốc tế đã từng ghi nhận sáu vụ mất tích bí hiểm, sau một thời gian được xác nhận là tai nạn: chuyến bay 447 của hãng Air France năm 2009, chuyến bay 800 của hãng TWA năm 1996, chuyến bay 427 của hãng USAIR năm 1994, chuyến bay 739 của hãng Flying Tiger năm 1962 và chuyến bay 7 của hãng PAN AM năm 1957.

THANH HIỀN (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI