NS Hoàng Vân, tên thật là Lê Văn Ngọ, ông có bút danh khác là Y Na (được dùng trong một vài sáng tác thời kháng chiến chống Mỹ). Ông sinh ngày 24/7/1930, quê ở Hà Nội.
Nhiều người tò mò muốn biết bút danh Hoàng Vân từ đâu ra. Ông kể rằng: Trong kháng chiến chống Pháp, khi đơn vị ông lãnh nhiệm vụ chặn đường quân Pháp ở núi Phan-Xi-Păng (trong dãy Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lao Cai), nằm chờ giặc trong ánh nắng chiều vàng, ông chợt nhớ câu thơ Hoàng vân cố tư gia hương, tức áng mây vàng gợi nhớ quê nhà.
|
NS Hoàng Vân |
Tang lễ của NS Hoàng Vân sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội vào ngày 8/2/2018, lễ viếng diễn ra vào lúc 7g30 - 8g45 và lễ truy điệu diễn ra lúc 9g15 cùng ngày. |
Ông lấy ngay hai chữ Hoàng Vân làm bút danh từ đó. Còn bút danh Y Na, thời chống Mỹ, ở đâu ra? Thời chống Mỹ, một số nhạc sĩ quen thuộc thường dùng một bút danh lạ để giữ bí mật khi sáng tác cho miền Nam. Hoàng Vân dùng bút danh Y Na, nghe có vẻ Tây Nguyên khi viết bài hát , . Y Na ghép từ 3 chữ đầu của 3 từ “Yêu Ngọc Anh”. Ngọc Anh là tên người bạn đời của ông.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Hoàng Vân còn tuổi thiếu niên, nhưng đã tham gia làm liên lạc viên. Sau đó vào học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ra trường được xếp vào các đơn vị bộ đội, có lúc làm chính trị viên, có thời gian phụ trách nghệ thuật Văn công sư đoàn 312. Lúc đó ông đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình. Ông chơi đàn băng-jô, ghi-ta, hát cùng các đơn vị bộ đội và bắt đầu sáng tác.
Trong kháng chiến chống Pháp, sáng tác nổi tiếng nhất của NS Hoàng Vân là Hò kéo pháo. Trước khi sáng tác bài này, ông cũng đã sáng tác một số bài như Tin chiến thắng năm 1951, Chiến thắng Tây Bắc năm 1952. Hai bài này chỉ phổ biến trong bộ đội. Nhưng đáng chú ý nhất là đến cuối năm 1953, khi công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu, bộ đội, dân công, vũ khí, lương thực, thực phẩm ùn ùn ra chiến trường và bài Hò kéo pháo ra đời trong bối cảnh đó.
Tháng 5-1954 ta hoàn toàn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dẫn đến việc kết thúc cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp. Ra đời trong hồn cảnh gian khổ c liệt, cộng với nghệ thuật tuyệt vời, bài Hò kéo pháo trở nên tác phẩm rất nổi tiếng.
Khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, NS Hoàng Vân được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Ông học 6 năm, và năm 1960 thì về nước. Khi trở về, ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Và đó cũng là thời kỳ nở rộ về sáng tác âm nhạc của ông. Sau khi về nước, NS Hoàng Vân viết một loạt bài rất thành công như Bài thơ gửi Thái Nguyên (Lời Lê Nguyên và Hoàng Vân), Tôi người thợ lò, Nhớ (thơ Nguyễn Đình Thi), Tâm tình người thủy thủ (thơ Mai Liêm)…
Hò kéo pháo - tốp ca:
Những sáng tác của ông ra đời trong những năm đầu sau khi đất nước ta tạm thời chia làm hai miền rất được quần chúng hưởng ứng. Các ca khúc về khu công nghiệp Thái Nguyên, về vùng mỏ Quảng Ninh… nói lên phần nào hình ảnh miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh ông cũng đã viết những bài trữ tình rất hay và đẹp.
Hồi đó có một trường hợp đáng chú ý. Ca khúc Tâm tình người thủy thủ của Hoàng Vân mới chỉ phát trên làn sóng vài lần đã phải ngưng vì có một vị cán bộ lãnh đạo về văn học nghệ thuật hơi cứng nhắc cho là bi ht ny quá lãng mạn, yếu đuối trong khi quần chúng rất yêu thích ca khúc này. Thật ra chẳng có gì quá lãng mạn hay yếu đuối!
Khi địch đưa chiến tranh không qun ra đánh phá miền Bắc, NS Hoàng Vân đã sáng tác một loạt bài nổi tiếng như Không cho chúng nó thoát, Chào anh Giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng, Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng, Người chiến sĩ ấy...
Bên cạnh những bài này, nổi bật hơn hết là những ca khúc ông viết về các vùng đất anh hùng sản xuất cũng giỏi, đánh giặc cũng hay. Có thể kể đến các bài như Quảng Bình quê ta ơi!, Nổi trống lên, rừng núi ơi!, Cô gái Thái Bình, cô gái Việt Nam, Bài ca Vĩnh Linh, Hò Huế chiến thắng… Trong đó bài Quảng Bình quê ta ơi! có thể xem là một tuyệt tác, ta sẽ có dịp trở lại với bài này vào phần sau.
NS Hoàng Vân cũng cịn viết vế tình đoàn kết Bắc Nam như bài Hà Nội – Huế – Sài Gòn (lời Lê Nguyên và Hoàng Vân), bài Hai chị em… Trong bài này, Hoàng Vân nói đến “Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình…”, nhưng rồi lại nêu lên một chân lý “Hỡi ai đã đi năm châu bốn biển, bạn hỏi có gì đẹp trong cô gái Việt Nam? Đẹp lắm chứ! Anh hùng lắm chứ!...” thật là hay.
Ngoài ca khúc trong thể loại thanh nhạc, NS Hoàng Vân cũng có những hợp xướng khá thành công. Ngoài bài hợp xuớng Bài thơ gửi Thái Nguyên, còn có bài Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm… đã được Ban ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày khá hoành tráng với giọng ca lĩnh xướng khỏe khoắn và sang trọng của ca sĩ Trần Khánh.
Trọng Tấn hát Hát về cây lúa hôm nay:
Sau ngày đất nước thống nhất, NS Hoàng Vân tiếp tục cho ra đời những ca khúc gây nhiều ân tượng tốt đẹp cho quần chúng như các bài Tình yêu của đất và nước, Tình ca Vũng Tàu, Tình ca Tây Nguyên, Hát về cây lúa hôm nay…
Xin nói thêm vài chuyện lý thú về bài Tình ca Tây Nguyên và bài Hát về cây lúa hôm nay. Trong một dịp theo các đoàn làm phim rong ruỗi khắp miền đất đỏ cao nguyên bao la phía Tây Tổ quốc để viết nhạc phim, ông gặp bà con miền núi, nghe kể lại những năm đói muối, xiết bao vui mừng khi nhận được gùi muối của bà con miền xuôi mang lên. Gùi muối ấy có khi phải đổi cả bằng máu của người mang trên lưng.
Gặp những cán bộ quân đội, nghe nói về tinh thần đùm bọc, cưu mang bộ đội ta của đồng bào Tây Nguyên trong những năm chiến đấu ác liệt. Giờ đây bà con miền xuôi miền núi lại kề vai nhau trên những công trường nông lâm, thủy lợi khắp miền cao nguyên. Cảm xúc từ những chuyến đi ấy đã đưa đến sự ra đời của ca khúc Tình ca Tây Nguyên vào khoảng 1981-1982.
Về ca khúc Hát về cây lúa hôm nay, NS Hoàng vân kể lại: Ông sáng tác bài này vào năm 1977 tại thành phố Cần Thơ. Hồi đó là đang mùa khô, ông từ Bắc vào Nam theo đoàn làm phim đến một số địa phương, tham quan thực tế để viết nhạc cho bộ phim. Đồng lúa mênh mông, bát ngát ở đồng bằng sông Cửu Long làm ông nhớ đến những con người trồng lúa trong gió bấc mưa phùn, kéo cày thay trâu của bà con nông dân miền Bắc.
Ông lại liên tưởng năm tháng khổ cực năm xưa của người nông dân. nhưng giờ đây cuộc đời đã đổi thay từng ngày trên đồng ruộng. Với cảm xúc đó, ơng đã viết nên ca khúc này. Bài hát đã thể hiện sự đổi đời của người nông dân từ cuộc sống khổ nghèo trên đồng ruộng trở thành người chủ của nông thôn hôm nay.
Ngoài ca khúc cho người lớn, NS Hoàng Vân còn viết nhiều ca khúc thiếu nhi và được các em rất yêu thích như Ca ngợi Tổ quốc, Em yêu trường em, Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở… Điều đáng nói là ca khúc thiếu nhi của ông được chăm khá kỹ về giai điệu và ca từ .
Về khí nhạc, NS Hoàng Vân có những tác phẩm đáng chú ý như bản giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc ca ngợi con người và mảnh đất miền Nam anh hùng, vũ kịch Chị Sứ thể hiện nhân vật chính trong tiểu thuyết Hòn đất của Anh Đức, các bản concerto cho piano và dàn nhạc giao hưởng, bản fugue cho piano, bản tổ khúc cho oboe và piano… Ngoài ra ông còn viết nhiều nhạc phim.
Trước khi kết thúc bài viết này, chúng ta hy trở lại với một sáng tác nổi tiếng của NS Hoàng Vân là bài Quảng Bình quê ta ơi!. Đó là vào khoảng năm 1966 -1967, máy bay địch ném bom rất ác liệt các tỉnh khu 4, trong đó có Quảng Bình. Ông cùng một số nhạc sĩ đi thực tế ở Quảng Bình, cũng mang ba lô, tăng võng, lương khô như đang ra trận.
Quảng Bình quê ta ơi! qua tiếng hát Phạm Phương Thảo:
Ngày nghỉ, đêm đi khắp các huyện từ miền biển đến miền núi trong tỉnh, ông đã sống với bà con nông dân, bộ đội, thanh niên xung phong, nhiều lần suýt chết… Và ca khúc Quảng Bình quê ta ơi! đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Ca khúc này đã nhanh chóng được quần chúng yêu thích và phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Một trong những ưu điểm nổi bật của ca khúc này là giai điệu và tiết tấu rất đậm đà màu sắc dân ca Quảng Bình.
NS Hoàng Vân có thể làm được điều đó một cách xuất sắc như vậy là do tình cảm sâu đậm của ông đối với Quảng Bình đang anh dũng đánh giặc. Từ đó ông đi đâu cũng được nhân dân bộ đội che chở, quý mến giúp đỡ, trong hoàn cảnh chiến tranh vô cùng ác liệt, gian khổ.
Đặc biệt các bà, các chị, các o đã dạy cho ông hàng trăm điệu dân ca địa phương. Chính nhân dân Quảng Bình vừa anh dũng, kiên cường vừa ân nghĩa, thủy chung và dân ca Quảng Bình vừa hay đẹp vừa mang nét độc đáo đã giúp ông có được một ca khúc đậm đà màu sắc dân tộc tuyệt vời.
Chúng ta đều biết ca khúc Quảng Bình quê ta ơi! được quần chúng rộng rãi cả nước yêu thích, nhưng có lẽ nhân dân Quảng Bình chính là người yêu thích nhất. Bài Quảng Bình quê ta ơi! chắc chắn sẽ sống lâu dài trong lòng nhân dân Quảng Bình. Khi nghe bài hát này vang lên, nhân Quảng Bình lại càng thêm tự hào về quê hương tươi đẹp, anh hùng của mình và càng quyết tâm “giữ lấy đất nầy của quê hương ta, giữ lấy những gì mà ta yêu quí” như trong ca từ của bài hát.
Chẳng những được người dân bình thường, mà cả lãnh đạo tỉnh cũng rất ưu ái, trọng thị tác giả bài Quảng Bình quê ta ơi!. Sống ân nghĩa thủy chung, biết quí trọng giá trị tinh thần cũng là một nếp sống văn hóa của người Việt ta.
NS Trương Quang Lục