Hoàng Sa có đất, dân: Quá tuyệt vời...

30/04/2016 - 06:39

PNO - Hoàng Sa có đất, dân... không chỉ là nguyện vọng của dân quận Sơn Trà, mà đó còn là mong ước chung cho tất cả người Việt Nam.

 Kiến nghị gộp huyện đảo Hoàng Sa vào đất liền

Sáng 29/4, tại buổi làm việc giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang với lãnh đạo chủ chốt của thành phố Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, cho biết thành phố được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý huyện đảo Hoàng Sa về mặt hành chính.

Từ năm 2009, chức danh Chủ tịch huyện đảo này đã được bầu, dù là kiêm nhiệm nhưng hợp pháp. Tuy nhiên, vừa qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực, phục hồi HĐND các cấp, chức danh này phải do HĐND huyện Hoàng Sa bầu, nhưng thực tế chưa có HĐND huyện Hoàng Sa.

Điều này khiến chức chủ tịch huyện Hoàng Sa không hợp pháp. "Chúng tôi xin Chủ tịch nước cơ chế cho Đà Nẵng, để bầu chủ tịch huyện Hoàng Sa hợp pháp", ông nói.

Theo đó, ông Tiếng trực tiếp đề xuất với Chủ tịch nước về ý tưởng "kéo" Hoàng Sa về với đất liền, bằng việc gộp huyện đảo này vào một đến hai phường trong đất liền thuộc quận Sơn Trà. Hoàng Sa có đất liền để từ đó có dân.

"Để lâu dài, Hoàng Sa có dân, có cử tri, có hệ thống chính trị và từ đó chủ tịch huyện Hoàng Sa sẽ do HĐND bầu lên một cách hợp pháp", ông Tiếng hiến kế.

Hoang Sa co dat, dan: Qua tuyet voi...
Hoàng Sa có đất, dân... không chỉ riêng là nguyện vọng của dân quận Sơn Trà, mà đó còn là mong ước chung cho tất cả người Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, cho biết những ý kiến của ông Bùi Văn Tiếng là cấp thiết, chính đáng, bởi ngày 22/5 tới, Đà Nẵng sẽ bầu cử HĐND các cấp. Chính phủ cần có ý kiến trước ngày bầu cử để huyện đảo Hoàng Sa có chức danh chủ tịch theo đúng luật hiện hành.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá, ý kiến đưa Hoàng Sa về với đất liền của ông Bùi Văn Tiếng là hợp tình, hợp lý nên sẽ phối hợp với các ngành chức năng Trung ương xử lý.

Hoàng Sa có đất, dân... không chỉ riêng là nguyện vọng của dân quận Sơn Trà, mà đó còn là mong ước chung cho tất cả người Việt Nam. 

Qúa tuyệt vời!

Trước đó, tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII hồi tháng 7/2015, ông Nguyễn Đăng Hải, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đề xuất chính quyền huyện đảo Hoàng Sa phải có đất, có dân bằng việc tách hai phường Mân Thái và Thọ Quang (quận Sơn Trà) để nhập vào huyện đảo Hoàng Sa.

Đề xuất huyện đảo Hoàgg Sa có đất, dân được rất nhiều ĐBQH tán thành hoàn toàn, nhiều người dân và Kiều bào bày tỏ nguyện vọng với chính quyền địa phương mong muốn được sinh sống tại Hoàng Sa.

Trao đổi với Phụ nữ TP.HCM, ngày 24/3, ông Lê Thú Nguyện - Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa phân tích "Về mặt nguyên tắc là luật tổ chức chính quyền địa phương là do Quốc hội ban hành. Trong luật này, Quốc hội cũng không trao quyền cho bất cứ cơ quan nào khác, kể cả Ủy ban thường vụ quốc hội được quyền quyết định mô hình đối với trường hợp này.. "

"Hiện nay chúng tôi cũng đã có văn bản gửi lên Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có ý kiến trong trường hợp này. Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa nhận được ý kiến trả lời của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội", ông Nguyện cho biết.

Theo Chánh VP UBND huyện đảo Hoàng Sa, "khi Quốc hội có ý kiến chỉ đạo cụ thể, lập tức thì trên cơ sở hướng dẫn của Quốc hội chúng tôi sẽ có những đề xuất và hướng đi rõ ràng".

Về điều này, ông Nguyện đặt ra phân tích rõ ràng "Vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề lớn của 2 địa phương và là vấn đề lớn trong công tác quản lý của nhà nước, không thể không biết. Mà sao khi ban hành luật tổ chức chính quyền ra thì lại không thấy có quy định cụ thể trong trường hợp này.

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI